Vô hiệu giao dịch dân sự do có điều kiện không thể xảy ra là giao dịch dân sự bị vô hiệu do có điều kiện không thể thực hiện. Quy định về giao dịch dân sự có điều kiện, giao dịch dân sự vô hiệu rất phức tạp và dễ phát sinh tranh chấp. Bài viết sau đây sẽ tư vấn về giao dịch dân sự vô hiệu do có điều kiện không thể xảy ra.
Tư vấn về vô hiệu giao dịch dân sự do có điều kiện không thể xảy ra
Giao dịch dân sự vô hiệu do có điều kiện không thể xảy ra là gì?
Giao dịch dân sự vô hiệu được hiểu là giao dịch không có giá trị pháp lý ngay từ ban đầu. Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật Dân sự thì được xem là vô hiệu.
Có thể hiểu rằng, giao dịch dân sự vô hiệu do có điều kiện không thể xảy ra là Giao dịch dân sự có điều kiện nhưng vì điều kiện đó không xảy ra nên Giao dịch dân sự đó bị vô hiệu.
Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực
Căn cứ vào Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
- a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”.
Như vậy, giao dịch dân sự có hiệu lực là giao dịch dân sự hợp pháp, dựa trên sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Giao dịch dân sự chỉ có hiệu lực khi đáp ứng đủ đầy đủ tất cả các điều kiện:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Hình thức giao dịch phù hợp với quy định pháp luật.
Giao dịch dân sự không đáp ứng được một trong các điều kiện trên sẽ dẫn đến vô hiệu. Ngoài ra, theo quy định của Bộ luật dân sự, trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu.
Thủ tục yêu cầu vô hiệu giao dịch do có điều kiện không thể xảy ra
thủ tục yêu cầu giao dịch dân sự vô hiệu do có điều kiện không thể xảy ra
Hồ sơ chuẩn bị
Theo quy định của BLDS 2015 và BLTTDS 2015, hồ sơ cần chuẩn bị để thực hiện yêu cầu vô hiệu giao dịch do có điều kiện không thể xảy ra, bao gồm:
- Đơn khởi kiện;
- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu vô hiệu giao dịch dân sự có điều kiện không thể xảy ra là có căn cứ và hợp pháp (chứng minh điều kiện của giao dịch không thể xảy ra như đối tượng giao dịch không thể giao dịch được,…);
- Căn cước công dân/hộ chiếu (có chứng thực hoặc công chứng) hoặc giấy xác nhận tạm trú, nếu người khởi kiện là cá nhân;
- Hồ sơ pháp lý khác của người khởi kiện, đương sự khác như: giấy phép kinh doanh, giấy chứng đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp, điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp (bản sao có chứng thực), nếu là pháp nhân;
- Bản kê các tài liệu liên quan nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao).
Thủ tục thực hiện
- Nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án, trong thời hạn 03 ngày làm việc Chánh tòa án phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu;
- Thẩm phán tiến hành thụ lý vụ án khi hồ sơ hợp lệ, và tiến hành thủ tục cần thiết để chuẩn bị xét xử;
- Xét xử sơ thẩm;
- Xét xử phúc thẩm (nếu có).
Thực tiễn giao dịch dân sự vô hiệu do có điều kiện không thể xảy ra (Án lệ số 39/2020/AL)
Quy định về giao dịch dân sự có điều kiện, giao dịch dân sự vô hiệu rất phức tạp và dễ phát sinh tranh chấp. Trên thực tiễn, đã có trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do có điều kiện không thể xảy ra trong Án lệ số 39/2020/AL.
- Khái quát tình huống án lệ như sau: Người thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước (bên bán) cam kết sau khi mua hóa giá nhà của Nhà nước sẽ chuyển nhượng quyền sở hữu nhà cho bên mua. Bên bán đã nhận tiền và giao nhà cho bên mua nhưng sau đó Nhà nước không hóa giá và không công nhận quyền sở hữu nhà.
- Trường hợp này, phải xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà là giao dịch dân sự có điều kiện nhưng vô hiệu do điều kiện của hợp đồng không thể xảy ra.
- Trường hợp này của Án lệ được xác định là Giao dịch dân sự có điều kiện, nhưng vì điều kiện đó không xảy ra nên Giao dịch dân sự đó không phát sinh. Như vậy thỏa thuận này vẫn có hiệu lực từ ban đầu, xác định rõ điều kiện để phát sinh giao dịch, cho đến khi xác định điều kiện đó không thể xảy ra nên giao dịch dân sự không phát sinh.
Luật sư tư vấn vô hiệu giao dịch dân sự do có điều kiện không thể xảy ra
Luật sư tư vấn giao dịch dân sự vô hiệu
- Luật sư sẽ tiếp nhận thông tin từ khách hàng và tư vấn chi tiết, cụ thể hơn về trường hợp vô hiệu giao dịch dân sự do có điều kiện không thể xảy ra;
- Luật sư xem xét các thông tin mà khách hàng cung cấp, giải thích rõ hơn về trường hợp của khách hàng có thuộc giao dịch dân sự vô hiệu do có điều kiện không thể xảy ra hay không;
- Luật sư thu thập, soạn thảo văn bản, chuẩn bị hồ sơ cũng như các giấy tờ pháp lý liên quan để tiến hành khởi kiện;
- Đại diện theo ủy quyền thay mặt khách hàng tham gia tố tụng, thực hiện các công việc pháp lý, làm việc với cơ quan nhà nước, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
Trên đây là toàn bộ nội dung về vô hiệu giao dịch dân sự do có điều kiện không thể xảy ra. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này hoặc các vấn đề pháp lý khác về trình tự, thủ tục thực hiện, xin vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn luật dân sự thông qua hotline 038.657.9303 để được hỗ trợ một cách nhanh chóng.