Tranh chấp có liên quan đến đất đai tranh chấp phổ biến và phức tạp. Vì vậy, việc xác định đúng dạng quan hệ tranh chấp có ý nghĩa quan trọng nhằm đánh giá chính xác quyền khởi kiện của đương sự; thẩm quyền thụ lý của tòa án; thời hiệu khởi kiện và trình tự, thủ tục, đường lối giải quyết tranh chấp của vụ án.
>> Xem thêm: Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai là bao lâu?
Xác định quan hệ tranh chấp đất đai
Các tranh chấp về đất đai và tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất thường đan xen lẫn nhau, song nếu phân loại một cách tương đối thì dạng tranh chấp này gồm bốn nhóm chính sau đây:
Nhóm thứ nhất: Tranh chấp quyền sử dụng đất/ quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất
Tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất hoặc tranh chấp về việc xác định ai là người có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất. Về bản chất, khi giải quyết các tranh chấp này, Tòa án phải xác định quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở thuộc về ai. Các tranh chấp phổ biến thường gặp là tranh chấp về ranh giới đất liền kề, ngõ đi, cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng bị trùng diện tích, người sử dụng đất được cấp giầy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chủ cũ đòi lại đất hoặc chủ cũ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng người sử dụng đất cho rằng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không đúng… Khi tư vấn, giải quyết loại tranh chấp này, Luật sư cần xem xét trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ về đất cho người sử dụng đất có đúng hay không? Có việc chuyện dịch quyền sử dụng đất qua các thời kỳ hay không?
Nhóm thứ hai: Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất hoặc thừa kế về nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất.
Thông thường, đây là các tranh chấp yêu cầu phân chia di sản thừa kế. Các bên tranh chấp thường có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Bản chất của dạng tranh chấp này là trannh chấp thừa kế có di sản là quyền sử dụng đất hoặc thừa kế về nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất và Tòa án phải xác định ranh giới đất để phân chia nhà, đất. Khi xem xét dạng tranh chấp này, Luật sư cần xét đến các vấn đề thời hiệu khởi kiện, tính hợp pháp của di chúc, diện, hàng thừa kế, xác định di sản thừa kế…
Nhóm thứ ba: Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất hoặc chia tài sản chung là nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất.
Bản chất của tranh chấp này là tranh chấp về chia tài sản chung của vơ chồng trong thời kỳ hôn nhân hoặc ly hôn mà tài sản chung là quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất. Do đó, khi tư vấn, giải quyết loại tranh chấp này, Luật sư cần xem xét quan hệ giữa các bên tranh chấp có phải là quan hệ vợ chồng hợp pháp hay không, nguồn gốc tài sản, tài sản đó có liên quan đến người thứ ba (cha, mẹ, các con, anh, chị, em của vợ, chồng) hay không?
Nhóm thứ tư: Tranh chấp hợp đồng liên quan đến các giao dịch về quyền sử dụng đất hoặc các giao dịch về nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất.
Bản chất của tranh chấp trong các trường hợp này là tranh chấp về hợp đồng dân sự mà đối tượng của hợp đồng là quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất. Ví dụ: tranh chấp hợp đồng: chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển đổi quyền sử dụng đất, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất,…. Các tranh chấp này có thể là yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, công nhận hiệu lực của hợp đồng, tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu…
Tuy nhiên, trên thực tế có những vụ án, tính chất của quan hệ pháp luật tranh chấp có cả dấu hiệu của các dạng tranh chấp trên. Đặc biệt, đối với tranh chấp về Quyền sử dụng đất và tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng Quyền sử dụng đất.
>> Xem ngay: Lấn chiếm đất đai bị xử lý như thế nào?
Tranh chấp đất đai phát sinh dưới nhiều dạng
Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai
Trên đây là bài giới thiệu về Xác định quan hệ tranh chấp đất đai. Để được tư vấn cụ thể về giải quyết tranh chấp đất đai cũng như tranh chấp về bất động sản nói chung, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt để được hỗ trợ.