Điều kiện, thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư

Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng dự án đầu tư tuy nhiên phải đáp ứng được nhiều điều kiện theo quy định của pháp luật. Với mỗi loại dự án đầu tư khác nhau phải đáp ứng được những điều kiện tương ứng. Cùng tìm hiểu về điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư và thủ tục chuyển nhượng qua bài viết sau:

thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư

 Điều kiện, thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư

Quy định của pháp luật về chuyển nhượng dự án đầu tư

Theo khoản 4 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020, có định nghĩa về dự án đầu tư như sau:

“4. Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.”

Chuyển nhượng dự án đầu tư là khi một nhà đầu tư chuyển nhượng một phần hay toàn bộ dự án của mình cho một nhà đầu tư khác, việc chuyển nhượng thông qua hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư. Việc chuyển giao bao gồm chuyển giao toàn bộ hoặc một phần quyền lợi, nghĩa vụ và tài sản có liên quan tới dự án đầu tư, trong đó có quyền sở hữu, quyền quản lý, và quyền lợi kinh tế thuộc về dự án đó. Việc chuyển nhượng dự án đầu tư phải tuân theo các quy định của pháp luật về dự án đầu tư, điều kiện chuyển nhượng, nhà đầu tư nước ngoài,…

Điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư

Dự án đầu tư và bên chủ đầu tư mới không đáp ứng được những điều kiện theo quy định của pháp luật có thể bị Cơ quan đăng ký dự án đầu tư có thể chấm dứt hoặc chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư

Đối với dự án chuyển nhượng

Căn cứ theo khoản 1 Điều 46 của Luật Đầu tư năm 2020, đối với dự án chuyển nhượng phải đáp ứng những điều kiện dưới đây thì nhà đầu tư mới có quyền chuyển nhượng:

  • Dự án đầu tư hoặc phần dự án đầu tư chuyển nhượng không bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 48 của Luật Đầu tư 2020;
  • Đáp ứng theo điều kiện chuyển nhượng về đất đai trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư có gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
  • Đáp ứng theo điều kiện chuyển nhượng về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án bất động sản;
  • Đáp ứng theo điều kiện quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có);

Điều kiện tiên quyết đó là dự án đầu tư không bị chấm dứt hoạt động và không bị Cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt toàn bộ hoặc chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư. Hai điều kiện tiếp theo chủ yếu do đặc thù của dự án đầu tư có gắn liền với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; hoặc dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án bất động sản.

Điều kiện cuối cùng là điều kiện về hình thức phải có văn bản hay giấy chứng nhận dự án đầu tư này được phép đi vào hoạt động. Bởi nếu dự án đầu tư không được hoạt động thì cũng không thể chuyển nhượng

Đối với bên nhận chuyển nhượng

Căn cứ theo khoản 1 Điều 46 của Luật Đầu tư năm 2020, đối với chủ đầu tư mới là bên nhận chuyển nhượng phải đáp ứng những điều kiện dưới đây thì mới có quyền chuyển nhượng:

  • Nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án đầu tư, một phần dự án đầu tư phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật ;
  • Khi chuyển nhượng dự án đầu tư, ngoài việc thực hiện theo quy định tại Điều này, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp trước khi thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư.

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện: Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này; Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này; Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.

Còn với nhà đầu tư là doanh nghiệp nhà nước thì phải tuân thủ, thực hiện theo quy định về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp trước khi thực hiện việc chuyển nhượng dự án đầu tư.

Hồ sơ chuyển nhượng dự án đầu tư

Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 48 Nghị định 31/2021/NĐ-CP về hồ sơ điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư:

  • Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
  • Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm chuyển nhượng dự án đầu tư;
  • Hợp đồng hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư;
  • Bản sao tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư; Quyết định chấp thuận nhà đầu tư (nếu có);
  • Bản sao Hợp đồng BCC (đối với dự án đầu tư theo hình thức Hợp đồng BCC);
  • Bản sao một trong các tài liệu sau của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất hoặc báo cáo kiểm toán vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư,

Giấy chứng nhận đầu tư

Giấy chứng nhận đầu tư

Trình tự, thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư

Có tổng cộng 6 trường hợp có thể xảy ra trong quá trình chuyển nhượng dự án đầu tư. Mỗi trường hợp sẽ tương ứng với từng trình tự, thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư khác nhau. Dưới đây là trình tự, thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư cụ thể cho từng trường hợp:

Trường hợp 1: Đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và nhà đầu tư, mà nhà đầu tư chuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư trước khi dự án triển khai vận hành hoặc có sự thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư;

Trường hợp 2: Đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng việc chuyển nhượng dự án làm thay đổi nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư thuộc một trong các trường hợp được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 3 Điều 41 Luật Đầu tư 2020.

Thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư áp dụng cho trường hợp 1 và trường hợp 2 như sau:

  1. Bước 1: Nộp 08 bộ hồ sơ theo mục 2.1 cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  2. hoặc nộp 04 bộ hồ sơ cho Cơ quan đăng ký đầu tư tương ứng với thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án.
  3. Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền xem xét điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật Đầu tư 2020 để quyết định điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định tương ứng tại các Điều 44, 45 và 46 của Nghị định 31/2021/NĐ-CP.

Trường hợp 3: Đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng việc chuyển nhượng dự án không làm thay đổi nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e thuộc Khoản 3 Điều 41 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư chuyển nhượng dự án thực hiện thủ tục điều chỉnh Quyết định điều chỉnh nhà đầu tư theo quy định sau:

  1. Bước 1: Nộp 04 bộ hồ sơ cho Cơ quan đăng ký đầu tư, trong đó văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư được thay thế bằng văn bản đề nghị chấp thuận điều chỉnh nhà đầu tư;
  2. Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cùng cấp có liên quan về việc đáp ứng yêu cầu quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều 33 Luật Đầu tư 2020;
  3. Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó, gửi Cơ quan đăng ký đầu tư;
  4. Bước 4: Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm nội dung theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều 33 Luật Đầu tư 2020, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  5. Bước 5: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chấp thuận điều chỉnh nhà đầu tư;
  6. Bước 6: Quyết định chấp thuận điều chỉnh nhà đầu tư ghi nhận nhà đầu tư chuyển nhượng và nhà đầu tư nhận chuyển nhượng, phần dự án chuyển nhượng (nếu có) và được gửi cho Cơ quan đăng ký đầu tư, nhà đầu tư chuyển nhượng và nhà đầu tư nhận chuyển nhượng.

Trường hợp 4: Đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và đã đưa vào khai thác, hoạt động thì nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư khi chuyển nhượng dự án.

Trường hợp 5: Đối với dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 41 Luật Đầu tư 2020, thủ tục điều chỉnh dự án được thực hiện như sau:

  1. Bước 1: Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ cho Cơ quan đăng ký đầu tư;
  2. Bước 2: Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét các điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật Đầu tư 2020 để điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định tại Điều 47 của Nghị định 31/2021/NĐ-CP;
  3. Bước 3: Gửi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh cho nhà đầu tư chuyển nhượng và nhà đầu tư nhận chuyển nhượng.

Trường hợp 6: Trong trường hợp nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài và thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tư, thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư như sau:

  1. Bước 1: Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định tương ứng trong các trường hợp nêu trên;
  2. Bước 2: Sau khi hoàn thành thủ tục quy định, nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật doanh nghiệp tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

Trình tự, thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư

Thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư

Luật sư tư vấn chuyển nhượng dự án đầu tư

Đối với những dự án đầu tư luôn có quy mô và mức đầu tư nhất định, đi kèm với nó là những rủi ro pháp lý với mức thiệt hại lớn. Để có thể chuyển nhượng dự án đầu tư thì điều kiện hoạt động cũng như điều kiện chuyển nhượng là quan trọng nhất. Để có thể thực hiện việc chuyển nhượng một cách suôn sẻ thì các doanh nghiệp, nhà đầu tư nên sử dụng dịch vụ hỗ trợ pháp lý từ Luật sư – những người chuyên môn trong lĩnh vực pháp lý và đầu tư. Sử dụng dịch vụ pháp lý từ Luật sư để có thể được hỗ trợ, tư vấn về những vấn đề:

  • Theo dõi hồ sơ pháp lý của dự án đầu tư.
  • Tư vấn về điều kiện chuyển nhượng của dự án đầu tư
  • Tư vấn, hỗ trợ soạn hợp đồng chuyển nhượng và trình tự, thủ tục với từng trường hợp.
  • Tư vấn về điều kiện của nhà đầu tư mới ( bên nhận chuyển nhượng) và khắc phục những điều kiện chưa được đáp ứng.
  • Đại diện theo ủy quyền của khách hàng tham gia đàm phán trong quá trình đàm phán hợp đồng.

Sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn luật đầu tư dự án ngoài việc đảm bảo được quyền lợi và hạn chế những rủi ro. Nếu bạn đang có nhu cầu thực hiện chuyển nhượng dự án đầu, hãy liên hệ với luật sư qua số điện thoại: 0386 579 303 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời hiệu quả nhất.

Một số bài viết liên quan đến chuyển nhượng dự án có thể bạn quan tâm:

Scores: 4.3 (18 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 688 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *