Vai trò của Luật sư hỗ trợ pháp lý cho các thương vụ M&A

Sáp nhập và mua lại doanh nghiệp là hoạt động phổ biến trong những năm gần đây tại Việt Nam với sự gia tăng nhanh chóng và quy mô ngày càng lớn. Vai trò của Luật sư hỗ trợ pháp lý cho các thương vụ M&A là đảm bảo cho quá trình M&A thành công, giúp doanh nghiệp hiểu rõ mua bán sáp nhập doanh nghiệp là gì, giúp doanh nghiệp đánh giá được những khó khăn trong quá trình M&A…

Luật sư hỗ trợ pháp lý M&A

Luật sư hỗ trợ pháp lý cho các thương vụ M&A

Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp là gì?

M&A là viết tắt từ gốc là “Merger and Acquisition” thường được dịch là sáp nhập và mua lại, dùng để chỉ đến các hoạt động liên quan đến vấn đề quản trị, chiến lược và tài chính đối với việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.

Sáp nhập được hiểu là hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp thường có cùng quy mô với nhau để tạo ra một doanh nghiệp mới. Công ty bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ sang công ty nhận sáp nhập và chấm dứt sự tồn tại để trở thành một công ty mới.

Mua bán được hiểu là một công ty mua lại một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc cổ phiếu cổ công ty khác. Doanh nghiệp mua lại được quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp được mua.

Những khó khăn khi mua bán, sáp nhập doanh nghiệp  

Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp là hoạt động phức tạp nên thường xảy ra các rủi ro sau đây:

  • Rủi ro về mặt pháp lý như: rủi ro trong quá trình hoạt động vì quy định về hoạt động M&A nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật, rủi ro từ phía đối tác, từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền…
  • Rủi ro tranh chấp giữa bên bán và bên mua;
  • Rủi ro về mặt tài chính: cụ thể là doanh nghiệp chưa góp đủ vốn, hoặc vốn không minh bạch, tài sản định giá không đúng giá trị thực tế…
  • Rủi ro khi không đánh giá hết những khó khăn, có thể xảy ra dẫn đến thua lỗ trong quá trình thực hiện giao dịch…

Vai trò của Luật sư với hoạt động M&A

Vai trò của luật sư M&A

Vai trò của luật sư  M&A

  • Luật sư M&A là người hướng dẫn, người kết nối cho các doanh nghiệp trong các giao dịch M&A, có sự hỗ trợ của luật sư sẽ giúp bạn xác định được các mục tiêu tiềm năng và có chiến lược M&A phù hợp..
  • Luật sư bắt đầu tham gia với vai trò tư vấn các quy định pháp luật có liên quan của Việt Nam về hoạt động M&A, hỗ trợ các bên chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu cần thiết cho thương vụ M&A…
  • Trong quá trình thực hiện giao dịch, Luật sư làm việc với các bên tham gia giao dịch, hỗ trợ soạn thảo các văn bản để ghi nhận các giao dịch M&A, hỗ trợ đàm phán các văn bản đã soạn thảo, hỗ trợ đăng ký phần vốn góp, cổ phần…

Xem thêm về: Quy trình thực hiện M&A cho doanh nghiệp

Luật sư hỗ trợ pháp lý cho các thương vụ M&A 

Luật sư tư vấn giao dịch M&A

Luật sư tư vấn giao dịch M&A 

Tư vấn pháp lý

Luật sư sẽ xác định mục tiêu kinh doanh của khách hàng, xác định những vấn đề pháp lý có ảnh hưởng đến giao dịch M&A. Từ đó đưa ra những lời khuyên, giải pháp cho khách hàng khi thực hiện thương vụ M&A.

Phân tích các tiềm năng của doanh nghiệp 

Luật sư sẽ tiến hành phân tích, đánh giá các tiềm năng cho doanh nghiệp như tầm nhìn, chiến lược, thương hiệu, sản phẩm, đội ngũ nhân sự… để doanh nghiệp nhìn nhận đúng giá trị của mình để tiến hành M&A một cách hiệu quả.

Hỗ trợ doanh nghiệp xác định tính chính xác của thông tin 

Luật sư sẽ đánh giá tính chính xác, mức độ tin cậy của thông tin được đưa ra bởi trong quá trình M&A sẽ có nhiều thông tin cần phải được xem xét một cách cẩn thận. Cụ thể một số hoạt động Luật sư sẽ làm là rà soát hệ thống khách hàng, đối tác của doanh nghiệp; các hợp đồng; hồ sơ đầu tư…Từ đó, giúp doanh nghiệp có những bước đi đúng đắn, phù hợp với tính hình thực tế.

Phân tích và dự báo các rủi ro

Dự báo chính xác rủi ro giúp doanh nghiệp có những hướng xử lý thích hợp, quyết định sự thành công của hoạt động M&A. Luật sư sẽ tiến hành điều tra kỹ lưỡng hồ sơ pháp lý, đánh giá các rủi ro về tài sản khấu hao, khoản nợ khó đòi, nhân lực, rủi ro từ luồng tiền đến từ việc bán tài sản cố định mà không phải hàng hóa…

Quy trình luật sư hỗ trợ pháp lý cho các thương vụ M&A

  1. Bước 1: Tiếp nhận thông tin, hồ sơ, tài liệu và lắng nghe yêu cầu từ khách hàng.
  2. Bước 2: Luật Kiến Việt sẽ báo phí dịch vụ tư vấn cho khách hàng, hai bên thỏa thuận ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý.
  3. Bước 3: Luật sư gửi khách hàng các hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị để thực hiện thương vụ M&A.
  4. Bước 4: Luật sư nghiên cứu, thu thập các tài liệu cần thiết từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các bên có liên quan để gửi tới khách hàng.

Luật Kiết Việt với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm trong hoạt động M&A, tự tin sẽ là lựa chọn đáng tin cậy cho khách hàng trong việc hỗ trợ pháp lý trong lĩnh vực M&A. Quý khách có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc về giao dịch M&A hoặc cần hỗ trợ từ luật sư tư vấn doanh nghiệp hoặc có câu hỏi liên quan đến các vấn đề pháp lý nào có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 0386 579 303 để được hỗ trợ.

Scores: 4.6 (11 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 692 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *