Hướng dẫn giải quyết tranh chấp góp vốn mua căn hộ chung cư

Giải quyết tranh chấp góp vốn mua căn hộ chung cư là vấn đề được các bên góp vốn quan tâm, xuất phát từ nhu cầu mua nhà ở và chung cư ngày càng cao của cá nhân và doanh nghiệp và sự gia tăng các hành vi vi phạm, hủy hợp đồng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng, đồng thời hướng dẫn phương thức, trình tự và thủ tục giải quyết phù hợp cho loại tranh chấp này.

Giải quyết tranh chấp góp vốn mua nhà ở, chung cư

Giải quyết tranh chấp góp vốn mua nhà ở, chung cư

Tranh chấp góp vốn mua nhà , căn hộ chung cư là gì?

Tranh chấp góp vốn mua nhà ở, chung cư là sự mâu thuẫn, bất đồng phát sinh giữa các bên tham gia góp vốn mua nhà ở, chung cư về quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc góp vốn và sử dụng tài sản chung.

Một số biểu hiện của tranh chấp góp vốn mua nhà ở, chung cư là:

  • Các bên có mâu thuẫn về tỷ lệ góp vốn, không thống nhất được tỷ lệ góp vốn cho từng người trong quá trình thực hiện mua nhà ở, chung cư.
  • Các bên không thống nhất được cách thức sử dụng tài sản chung như nhà ở, chung cư, hoặc các khoản thu nhập từ tài sản chung.
  • Một hoặc một số bên không thực hiện nghĩa vụ thanh toán góp vốn theo đúng thỏa thuận.
  • Khi thanh lý hợp đồng góp vốn, các bên không thống nhất được cách thức chia tài sản chung.

Nguyên nhân phát sinh tranh chấp góp vốn mua chung cư

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp góp vốn mua nhà ở, chung cư bao gồm:

  • Các bên tham gia góp vốn thiếu hiểu biết về pháp luật, dẫn đến không hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan đến góp vốn mua nhà ở, chung cư.
  • Hợp đồng góp vốn không rõ ràng, đầy đủ hoặc vi phạm pháp luật. Theo đó, hợp đồng góp vốn không quy định cụ thể về tỷ lệ góp vốn, cách thức sử dụng tài sản chung, nghĩa vụ thanh toán, cách thức chia tài sản chung,… dẫn đến mâu thuẫn khi thực hiện.
  • Các bên tham gia góp vốn thiếu thiện chí, không tôn trọng thỏa thuận, không cố gắng trong việc giải quyết mâu thuẫn.
  • Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như biến động thị trường, thay đổi chính sách,… ảnh hưởng đến giá trị tài sản chung, dẫn đến mâu thuẫn giữa các bên.

Hậu quả của tranh chấp góp vốn mua nhà ở, chung cư gây ảnh hưởng đến quyền lợi, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia góp vốn. Từ đó dẫn đến mâu thuẫn, xích mích, ảnh hưởng đến tình cảm, mối quan hệ giữa các bên. Đồng thời, các tranh chấp này có thể gây rối loạn trật tự xã hội, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự chung cũng như tốn kém chi phí và thời gian cho việc giải quyết tranh chấp.

Phương thức giải quyết tranh chấp góp vốn mua chung cư

Phương thức giải quyết tranh chấp góp vốn mua nhà ở, chung cư

Phương thức giải quyết tranh chấp góp vốn mua nhà ở, chung cư

Hiện nay, theo quy định của pháp luật Việt Nam, có một số phương thức chính để giải quyết tranh chấp góp vốn mua nhà ở, chung cư như sau:

Thương lượng, hòa giải

Trong thực tiễn, hầu hết các trường hợp có tranh chấp phát sinh thì các bên thường tự nguyện và nhanh chóng liên hệ, gặp gỡ nhau để thương lượng, tìm cách tháo gỡ bất đồng. Đây là phương thức được khuyến khích sử dụng đầu tiên vì tiết kiệm thời gian, chi phí và có thể duy trì mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp giữa các bên. Các bên có thể tự thương lượng, hòa giải trực tiếp hoặc thông qua sự hỗ trợ của bên thứ ba như tổ chức hòa giải, tổ chức chính trị – xã hội,…

Tòa án

Khi thương lượng, hòa giải không thành công, các bên có thể khởi kiện ra Tòa án để giải quyết tranh chấp. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp mang tính pháp lý bắt buộc và có hiệu lực pháp luật chung. Do đó các đương sự thường tìm đến sự trợ giúp của Tòa án như một giải pháp để bảo vệ có hiệu quả các quyền, lợi ích của mình.

Ai có thẩm quyền giải quyết tranh chấp góp vốn mua căn hộ chung cư

Tranh chấp góp vốn mua nhà ở, chung cư là tranh chấp về dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, theo đó:

Thẩm quyền của Toà án nhân dân được xác định theo (i) vụ việc; (ii) cấp và (iii) lãnh thổ.

  • Về thẩm quyền theo vụ việc, tranh chấp góp vốn mua nhà ở, chung cư là tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân (khoản 3 Điều 26 BLTTDS).
  • Về thẩm quyền theo cấp:

Sơ thẩm: Tòa án nhân dân cấp huyện (điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS)

Phúc thẩm: Tòa án nhân dân cấp tỉnh (điểm b khoản 1 Điều 38 BLTTDS)

  • Về thẩm quyền theo lãnh thổ, Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc là nơi giải quyết tranh chấp trừ trường hợp các bên có thoả thuận lựa chọn Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc là cơ quan giải quyết tranh chấp góp vốn mua nhà ở, chung cư.

Vậy Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp góp vốn mua nhà, căn hộ chung cư là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc nơi thực hiện việc góp vốn mua nhà, căn hộ chung cư.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp góp vốn mua căn hộ chung cư

Trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp góp vốn mua nhà ở, chung cư có thể thay đổi tùy theo từng trường hợp cụ thể và quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp thông thường:

Hồ sơ khởi kiện

Thứ nhất, đơn khởi kiện (Mẫu đơn khởi kiện theo mẫu số 23 – Danh sách ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ- HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017);

Thứ hai, kèm theo đơn khởi kiện là danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo, căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, cụ thể:

  • Giấy tờ chứng thực cá nhân của người khởi kiện: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu…
  • Biên bản hòa giải (Nếu có);
  • Hợp đồng góp vốn, yêu cầu thanh toán…
  • Các giấy tờ khác liên quan tới việc khởi kiện hoặc thương lượng, hòa giải trước đó.

Trình tự, thủ tục khởi kiện

  • Bước 1, các bên tự hòa giải hoặc nhờ bên thứ ba hòa giải trên tinh thần thiện chí với mong muốn giải quyết tranh chấp. Nếu hòa giải thành công, các bên lập Biên bản hòa giải có giá trị pháp lý. Nếu hòa giải không thành công, một bên hoặc cả hai bên có thể khởi kiện ra Tòa án. Tuy nhiên đối với loại tranh chấp này hòa giải không phải là điều kiện bắt buộc để đủ điều kiện khởi kiện.
  • Bước 2, bên khởi kiện nộp đơn khởi kiện và các tài liệu liên quan đến Tòa án có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Sau đó, Tòa án sẽ xem xét đơn khởi kiện và các tài liệu liên quan để quyết định có thụ lý vụ án hay không. Nếu đơn khởi kiện đủ điều kiện thụ lý, Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Căn cứ vào thông báo này, cá nhân hoặc tổ chức khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí tại Cơ quan Thi hành án. Trong trường hợp cần sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện hoặc đơn khởi kiện không đủ điều kiện để giải quyết, Tòa án sẽ thông báo cho người khởi kiện.
  • Bước 3, bên khởi kiện nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án và Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án.
  • Bước 4, sau khi xem xét các tài liệu, chứng cứ, lời khai của các bên và những người liên quan, Tòa án sẽ tiến hành đưa vụ án ra xét xử và đưa ra phán quyết. Nếu không đồng ý với bản án sơ thẩm, thì một trong hai bên tranh chấp có quyền làm đơn kháng cáo để được Tòa án giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.

Luật sư hướng dẫn giải quyết tranh chấp góp vốn mua nhà ở, căn chung cư

Luật sư tư vấn tranh chấp góp vốn mua nhà ở, chung cư

Luật sư tư vấn tranh chấp góp vốn mua nhà ở, chung cư

Luật sư sẽ tiếp nhận thông tin từ khách hàng và tư vấn chi tiết cho khách hàng cách giải quyết tranh chấp góp vốn mua nhà, căn hộ chung cư, cụ thể:

  • Luật sư sẽ xác định bản chất và nguyên nhân tranh chấp của tranh chấp bằng cách phân tích kỹ lưỡng hợp đồng góp vốn, xác định các điều khoản liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi của các bên. Từ đó mới xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, có thể do vi phạm hợp đồng, mâu thuẫn về quyền lợi, hoặc do các yếu tố khách quan.
  • Giúp các bên hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan, xác định hướng giải quyết phù hợp và bảo vệ quyền lợi của bản thân một cách tốt nhất.
  • Tư vấn cho bạn các biện pháp giải quyết tranh chấp phù hợp với tình hình cụ thể, chẳng hạn như thương lượng, hòa giải, hoặc khởi kiện.
  • Giúp các bên thu thập bằng chứng đầy đủ và chi tiết để bảo vệ quyền lợi của bạn trong quá trình giải quyết tranh chấp.
  • Đại diện cho các bên tham gia trong suốt quá trình tố tụng cho đến khi tranh chấp được giải quyết.

Tranh chấp liên quan đến góp vốn mua căn hộ chung cư mang đến nhiều phiền toái và thiệt hại cho các bên tham gia. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì nắm rõ các quy định của pháp luật khi góp vốn là việc mà các bên nên làm. Đến với Luật Kiến Việt các bạn sẽ được tư vấn chuyên sâu về phương thức, hồ sơ cũng như quy trình để giải quyết tranh chấp nhà đất. Nếu bạn cần luật sư tư vấn hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0386.579.303 để được tư vấn chi tiết.

Một số bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:

Scores: 4.9 (11 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 662 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *