M&A là hoạt động diễn ra phổ biến trong nền kinh tế hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ các điều kiện cũng như quy trình, thủ tục thực hiện một thương vụ M&A. Do đó bài viết quy trình thực hiện M&A cho doanh nghiệp, công ty Luật Kiến Việt sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về vấn đề này.
Quy định pháp luật về M&A
M&A theo quy định pháp luật
M&A là tên viết tắt của cụm từ Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại). Đây là hoạt động với mục đích nắm giữ quyền kiểm soát doanh nghiệp để sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.
Theo quy định của Luật Cạnh tranh 2018 quy định tại Điều 29:
“Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại”
Thương vụ M&A nhằm mục đích tham gia, quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp bị sáp nhập hay mua lại chứ không đơn thuần là sở hữu cổ phần. M&A thường đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp: mở rộng thị phần, đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn,…
>> Có thể bạn quan tâm: Tư vấn sáp nhập doanh nghiệp theo quy định pháp luật Việt Nam
Quy trình thực hiện M&A
Một thương vụ M&A cần thực hiện theo các bước sau:
- Xây dựng chiến lược và xác định mục tiêu M&A tiềm năng
- Đánh giá các mục tiêu tiềm năng
- Lập kế hoạch M&A
- Thực hiện thẩm định
- Phân tích và định giá
- Đàm phán và thực hiện hợp đồng mua bán
- Thực hiện thủ tục pháp lý ghi nhận M&A
- Lập kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp;
- Thực hiện tổ chức hoạt động của doanh nghiệp hậu M&A.
Các công việc cần thiết trước khi tiến hành M&A
Rà soát các vấn đề liên quan
Trước khi tiến hành thương vụ M&A doanh nghiệp cần kiểm soát, thẩm định các vấn đề liên quan về tài chính và pháp lý của doanh nghiệp muốn thâu tóm.
Việc thực hiện thẩm định giúp doanh nghiệp đánh giá được những rủi ro về mặt pháp lý cũng như thu thập được những thông số tài chính từ đó đánh giá được các chỉ tiêu về chỉ số tài chính, tài sản sở hữu, nợ, …
- Thẩm định tài chính: Kiểm tra việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chuyển nhượng vốn, cho vay, ổn định dòng tiền (có tính đến chu kỳ kinh doanh), … Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, việc xác định tài sản thẩm định và mục tiêu của hoạt động thẩm định tài sản trong từng trường hợp sẽ khác nhau.
- Thẩm định pháp lý: Đánh giá tất cả các vấn đề pháp lý liên quan đến tình trạng pháp lý, vốn góp và tình trạng của cổ đông, Điều lệ công ty; Các hợp đồng quan trọng; Sự tuân thủ pháp luật của công ty; các quy định về chế độ đối với người lao động; …
Định giá và thương lượng
Sau khi đã kiểm tra được tình trạng pháp lý của doanh nghiệp mục tiêu các bên đàm phán có thể ký kết với nhau các thỏa thuận nhằm mục đích xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên thống nhất hoặc ghi nhận những nguyên tắc cơ bản cho việc đàm phán và ký kết các hợp đồng cụ thể về sau.
Luật sư tư vấn quy trình M&A
Dịch vụ luật sư tư vấn quy trình M&A
Từ những nội dung bài viết trên, các bạn có thể hình dung về các bước trong quy trình thực hiện M&A, nếu bạn còn thắc mắc vui lòng liên hệ với công ty luật Kiến Việt để được cung cấp thêm thông tin chi tiết, tư vấn cụ thể vấn đề bạn cần giải đáp.
>> Xem thêm: Pháp luật doanh nghiệp và thương mại
Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:
Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/
Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303
Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com
Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet
Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.