Thế nào là tập trung kinh tế?

Khái niệm tập trung kinh tế

Pháp luật cạnh tranh Việt Nam không đưa ra khái niệm mang tính khái quát để định nghĩa hành vi tập trung kinh tế mà chỉ liệt kê các hình thức tập trung kinh tế. Theo Điều 29 Luật Cạnh tranh năm 2018 thì tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: sáp nhập doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp; mua lại doanh nghiệp; liên doanh giữa các doanh nghiệp và các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

Qua đây, ta cũng có thể thấy có 04 hình thức tập trung kinh tế chính đó là:

  • Sáp nhập doanh nghiệp
  • Hợp nhất doanh nghiệp
  • Mua lại doanh nghiệp
  • Liên doanh giữa các doanh nghiệp

Thế nào là tập trung kinh tế?

Tập trung kinh tế theo pháp luật Việt Nam

Các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm

Trường hợp tập trung kinh tế bị cấm là trường hợp doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng tác động gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế căn cứ vào một trong các yếu tố hoặc kết hợp giữa các yếu tố sau đây:

a) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan;

b) Mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi tập trung kinh tế;

c) Mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau;

d) Lợi thế cạnh tranh do tập trung kinh tế mang lại trên thị trường liên quan;

đ) Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế tăng giá hoặc tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu một cách đáng kể;

e) Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế loại bỏ hoặc ngăn cản doanh nghiệp khác gia nhập hoặc mở rộng thị trường;

g) Yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.

Tuy nhiên, các trường hợp này vẫn được hưởng miễn trừ dựa trên đánh giá tác động tích cực nếu đáp ứng được một trong các điều kiện sau: 

(i) Tác động tích cực đến việc phát triển của ngành, lĩnh vực và khoa học, công nghệ theo chiến lược, quy hoạch của nhà nước;

(ii) Tác động tích cực đến việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ;

(iii) Tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.

>> Có thể bạn quan tâm: Thế nào là cạnh tranh không lành mạnh?

Trình tự, thủ tục kiểm soát tập trung kinh tế

Luật Cạnh tranh 2018 thiết lập hệ thống kiểm soát tập trung kinh tế theo hình thức “tiền kiểm” và yêu cầu các doanh nghiệp đạt tới ngưỡng quy định thì phải thông báo. Khi đó, thủ tục xem xét đánh giá bao gồm các bước:

Bước 1: Thông báo tập trung kinh tế. Chỉ những hành vi tập trung kinh tế đạt ngưỡng thông báo tập trung kinh tế mới phải gửi thông báo theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành. Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế bao gồm:

a) Thông báo tập trung kinh tế theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành;

b) Dự thảo nội dung thỏa thuận tập trung kinh tế hoặc dự thảo hợp đồng, biên bản ghi nhớ việc tập trung kinh tế giữa các doanh nghiệp;

c) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

d) Báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế hoặc báo cáo tài chính từ thời điểm thành lập đến thời điểm thông báo tập trung kinh tế đối với doanh nghiệp mới thành lập có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;

đ) Danh sách các công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên, chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị phụ thuộc khác của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế (nếu có);

e) Danh sách các loại hàng hóa, dịch vụ mà từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đang kinh doanh;

g) Thông tin về thị phần trong lĩnh vực dự định tập trung kinh tế của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế;

h) Phương án khắc phục khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của việc tập trung kinh tế;

i) Báo cáo đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế và các biện pháp tăng cường tác động tích cực của việc tập trung kinh tế.

Bước 2: Thụ lý hồ sơ thông báo tập trung kinh tế. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ thông báo. Cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế trong vòng 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đầy đủ, hợp lệ. Khi kết thúc 30 ngày mà cơ quan tiếp nhận chưa ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ thì việc tập trung kinh tế được thực hiện và cơ quan tiếp nhận không được ra thông báo tập trung kinh tế phải thẩm định chính thức.

Bước 3: Trả lời thông báo về hồ sơ tập trung kinh tế. Sau khi kết thúc thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra thông báo kết quả thẩm định việc tập trung kinh tế.

>> Doanh nghiệp cần biết: Thế nào là nhượng quyền thương mại?

Luật sư tư vấn về tập trung kinh tế

Trên đây là nội dung giới thiệu về tập trung kinh tế. Mọi nhu cầu tư vấn về tập trung kinh tế, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn và hướng dẫn.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

 

Scores: 4.3 (11 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 520 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *