Thế nào là cạnh tranh không lành mạnh?

Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh

Xoay quanh khái niệm về cạnh tranh không lành mạnh, đã có rất nhiều quan điểm được đưa ra, tuy nhiên định nghĩa được thừa nhận rộng rãi nhất hiện nay được quy định tại Điều 10 bis Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp: “Bất kì hành vi về cạnh tranh nào đi ngược lại các thông lệ trung thực, thiện chí hoặc trong thương mại đều là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.” 

Luật Cạnh tranh Việt Nam định nghĩa về cạnh tranh không lành mạnh cũng tương tự so với định nghĩa tại Điều 10 bis Công ước Paris và pháp luật các nước có nền kinh tế thị trường phát triển trên thế giới. Theo đó, “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.” (khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018).

Thế nào là cạnh tranh không lành mạnh?

>> Dịch vụ liên quan: Luật sư doanh nghiệp

Nhìn chung, pháp luật cạnh tranh Việt Nam đã đưa ra một định nghĩa về hành vi cạnh tranh không lành mạnh một cách rõ ràng trong Luật Cạnh tranh 2018, theo đó, tiêu chí đánh giá quan trong nhất về tính lành lạnh hoặc không lành mạnh của một hành vi cạnh tranh được thể hiện qua chủ thể thực hiện hành vi, mục đích thực hiện hành vi, cách thức cũng như hậu quả của hành vi đó gây ra.

Cạnh tranh không lành mạnh có thể được nhằm vào những đối thủ cụ thể hay nhằm vào lợi ích của trật tự kinh tế nên có thể làm hạn chế khả năng cạnh tranh vốn có của các đối thủ cạnh tranh, cũng có thể làm triệt tiêu cạnh tranh và như vậy cũng có nghĩa là triệt tiêu động lực phát triển kinh tế, xâm hại lợi ích của cả cộng đồng và xã hội.

Phân loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Xét về mặt bản chất, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều tạo ra những lợi thế không chính đáng trong quá trình cạnh tranh trên thị trường. Việc phân loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh dựa trên những cơ sở sau:

  • Hành vi mang tính lợi dụng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác.
  • Hành vi mang tính công kích, cản trở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
  • Hành vi lôi kéo khách hàng của doanh nghiệp khác một cách bất chính.

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm

Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm như sau:

1. Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:

a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;

b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.

2. Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.

3. Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

4. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.

5. Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:

a) Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;

b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.

6. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.

7. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.

Thế nào là cạnh tranh không lành mạnh?

>> Có thể bạn quan tâm: Thủ tục chuyển nhượng cổ phần của công ty

Luật sư tư vấn về cạnh tranh không lành mạnh

Trên đây là nội dung giới thiệu về cạnh tranh không lành mạnh. Mọi nhu cầu tư vấn về cạnh tranh không lành mạnh, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn và hướng dẫn.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

Scores: 4.3 (17 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 509 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *