Nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý khác nhau như thế nào?

 

Nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý đều là đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên có nhiều người thường hay nhầm lẫn hai đối tượng này với nhau, vì vậy trong bài viết này Luật Kiến Việt sẽ giúp phân biệt cơ chế bảo hộ nhãn hiệu tập thể và bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý khác nhau như thế nào?

>> Có thể bạn quan tâm: Luật sư dân sự 

Phân biệt nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý

Tiêu chí

phân biệt

Cơ chế bảo hộ nhãn hiệu tập thể

Cơ chế bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Khái niệm về nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý 

Là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải thành viên của của tổ chức đó (Khoản 17 Điều 4 Luật SHTT)

Là dấu hiệu chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể (Khoản 22 Điều 4 Luật SHTT)

Chức năng của nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý

Nhãn hiệu tập thể có thể chứa bất kỳ dấu hiệu nào được pháp luật cho phép để phân biệt hàng hóa, dịch vụ do thành viên của tổ chức tập thể sản xuất với hàng hóa, dịch vụ của những chủ thể khác không phải là thành viên của tổ chức

Chỉ dẫn địa lý bắt buộc phải chứa tên địa danh nơi sản phẩm mang chỉ dẫn được sản xuất. Giúp người tiêu dùng phân biệt khu vực của hàng hóa với những nét đặc thù riêng của khu vực đó như thế nào trong qua trình lựa chọn

Đối tượng gắn liền với nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý 

Nhãn hiệu tập thể có thể sử dụng để gắn lên mọi loại hàng hóa, dịch vụ.

Chỉ dẫn đia lý chỉ được dùng để gắn lên các hàng hóa là đặc sản của một địa phương nhất định

Chủ thể có quyền đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý

Tổ chức được thành lập hợp pháp.

Tổ chức đó trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể, và được chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể cho các chủ thể khác.

Tổ chức, cá nhân mang chỉ dẫn địa lý; tổ chức, tập thể đại diện cho tổ chức, cá nhân trên; cơ quan quản lý hành chính địa phương.

Chủ thể có quyền đăng ký bảo hộ không được là chủ sở hữu, mà chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý là nhà nước. Nhà nước trực tiếp quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý cho tổ chức đại diện, không được chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cho các chủ thể khác.

Chủ thể có quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý

Thành viên của tổ chức và bản thân tổ chức là chủ sở hữu

Nhà nước trao quyền cho tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương và đưa sản phẩm ra thị trường.

Quyền chuyển giao nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý

Chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể cho các chủ thể khác.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng cho các chủ thể khác.

Phạm vi bảo hộ

Không có ranh giới xác định.

Cá nhân, tổ chức sử dụng nhãn hiệu tập thể có thể tiến hành sản xuất kinh doanh ở các địa phương khác nhau nhưng vẫn phải tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.

Có ranh giới xác định bằng từ ngữ và bản đồ

Thời hạn bảo hộ

Được bảo hộ trong thời hạn 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm

Bảo hộ không xác định thời hạn

 

Luật sư tư vấn về bảo hộ nhãn hiệu tập thể và bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Trên đây là nội dung giới thiệu về nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý. Mọi nhu cầu tư vấn về bảo hộ nhãn hiệu tập thể và bảo hộ chỉ dẫn địa lý, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn và hướng dẫn.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

Scores: 4 (14 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 520 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *