Tiền phạt chậm trả lãi vi phạm nghĩa vụ thanh toán như thế nào?

Tiền phạt chậm trả lãi vi phạm nghĩa vụ thanh toán là biện pháp chế tài mà pháp luật đặt ra để góp phần đảm bảo sự ổn định, an toàn cho các hoạt động giao dịch, đồng thời thể hiện ý thức chấp hành pháp luật và trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về quy định của pháp luật về tiền phạt chậm trả lãi vi phạm nghĩa vụ thanh toán và thực tiễn xét xử vấn đề này.

Tiền phạt chậm trả lãi vi phạm nghĩa vụ thanh toán

Tiền phạt chậm trả lãi vi phạm nghĩa vụ thanh toán

Quy định của pháp luật về tiền phạt khi vi phạm nghĩa vụ thanh toán

Căn cứ theo Điều 300 Luật Thương mại và Điều 280 Bộ luật Dân sự, phạt vi phạm sẽ được thực hiện khi:

  • Một bên trong hợp đồng không thực hiện việc trả tiền hoặc không trả tiền đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận.
  • Các bên đã quy định về việc phạt vi phạm trong hợp đồng
  • Việc vi phạm nghĩa vụ thanh toán không thuộc các trường hợp được miễn trách nhiệm.

Các bên khi giao kết hợp đồng sẽ được quyền thỏa thuận về mức phạt vi phạm nhưng không được trái quy định của pháp luật. Tùy từng loại hợp đồng mà mức phạt vi phạm tối đa sẽ khác nhau.

Ví dụ: mức phạt vi phạm đối với hợp đồng thương mại là không vượt quá 08% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm; đối với hợp đồng xây dựng mức phạt vi phạm sẽ không quá 12% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

Đã phạt vi phạm có còn được quyền đòi trả tiền lãi đối với phần hợp đồng vi phạm nghĩa vụ thanh toán hay không?

Quyền đòi trả tiền lãi đối với phần hợp đồng vi phạm nghĩa vụ thanh toán

Quyền đòi trả tiền lãi đối với phần hợp đồng vi phạm nghĩa vụ thanh toán

Theo quy định tại Điều 306, Luật Thương mại 2005: “Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó…”. Như vậy, pháp luật cho phép bên bị vi phạm được quyền yêu cầu thanh toán tiền lãi đối với phần hợp đồng vi phạm nghĩa vụ thanh toán.

Thực tế cho thấy:

  • Điều kiện buộc bên có lỗi thanh toán tiền lãi phát sinh do chậm thanh toán là bên có lỗi chậm thanh toán so với thời hạn trong hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận, tiền lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán là một chế định hoàn toàn độc lập giúp bên bị vi phạm có thể bù đắp phần nào lợi ích mà bên bị vi phạm có thể nhận được nếu không có hành vi vi phạm của bên kia;
  • Còn điều kiện để buộc một bên trả tiền phạt vi phạm là có sự kiện vi phạm hợp đồng xảy ra, chế tài phạt vi phạm nhằm mục đích răn đe, ngăn ngừa bất kỳ hành vi vi phạm.
  • Nếu thỏa mãn cả hai yêu cầu trên thì bên bị vi phạm hoàn toàn có thể phạt vi và đòi trả tiền lãi đối với phần hợp đồng vi phạm nghĩa vụ thanh toán.

Đồng nghĩa bên bị vi phạm hoàn toàn có quyền đòi nợ gốc (theo hợp đồng), lãi chậm trả trên nợ gốc kết hợp với việc yêu cầu trả tiền phạt vi phạm hợp đồng.

Ví dụ: A và B cùng ký hợp đồng mua bán hàng hóa. Thỏa thuận ngày 20/1/2024 A sẽ giao hàng, ngày 01/02/2024 B sẽ thanh toán toàn bộ tiền hàng, phạt hợp đồng 5% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Nhưng sau khi A hoàn tất việc giao hàng, đến ngày 10/02/2024, B chỉ mới thanh toán 50% giá trị hàng hóa. Lúc này A sẽ được quyền yêu cầu B thanh toán giá trị hàng hóa còn nợ, lãi chậm trả đối với số tiền còn nợ và đòi tiền phạt vi phạm (do B đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán).

Các trường hợp vi phạm nghĩa vụ thanh toán nhưng không phải trả tiền phạt hợp đồng và tiền lãi vi phạm

Theo Điều 294 Luật Thương mại, bên vi phạm nghĩa vụ thanh toán sẽ không phải trả tiền phạt hợp đồng và tiền lãi vi phạm khi việc chậm thanh toán là do:

  • Sự kiện miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận (Ví dụ: trường hợp các bên vi phạm hợp đồng do lỗi vô ý và có thể chứng minh nguyên nhân vi phạm do lỗi vô ý thì sẽ không phải chịu chế tài).
  • Sự kiện bất khả kháng (được hiểu là sự kiện khách quan, không thể lường trước tại thời điểm ký kết hợp đồng và không thể khắc phục).
  • Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia (bên mua chậm thanh toán là do bên bán cung cấp sai thông tin tài khoản)
  • Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng (Ví dụ: cơ quan nhà nước ra lệnh phong tỏa khu vực để phục vụ cho việc truy bắt tội phạm khẩn cấp).

Cần lưu ý rằng, Bên vi phạm nghĩa vụ thanh toán có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.

Thực tiễn giải quyết về tiền phạt chậm trả lãi vi phạm nghĩa vụ thanh toán (Án lệ 09/2016)

Án lệ số 09/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 698/QĐ-CA ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã quy định về các nội dung liên quan đến giải quyết về tiền phạt chậm trả lãi vi phạm nghĩa vụ thanh toán.

Khái quát nội dung của án lệ

  • Tình huống án lệ 1:

Hợp đồng mua bán hàng hóa bị vi phạm do bên bán không giao hoặc không giao đủ hàng cho bên mua, dẫn đến việc bên bán có nghĩa vụ hoàn trả số tiền ứng trước và tiền lãi do chậm thanh toán.

  • Giải pháp pháp lý 1:

Trường hợp này, tiền lãi do chậm thanh toán được tính theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường bằng mức lãi suất nợ quá hạn trung bình của ít nhất ba Ngân hàng tại địa phương tại thời điểm thanh toán (xét xử sơ thẩm), trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

  • Tình huống án lệ 2:

Hợp đồng mua bán hàng hóa có phát sinh nghĩa vụ trả tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại.

  • Giải pháp pháp lý 2:

Trường hợp này, người có nghĩa vụ trả tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại không phải trả lãi trên số tiền phạt vi phạm, tiền bồi thường thiệt hại đó.

Bình luận án lệ

Tòa án thiết lập công thức: Lãi suất nợ quá hạn do chậm thanh toán = lãi suất nợ quá hạn trung bình của ít nhất ba ngân hàng tại địa phương.

Tiền phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán và tiền bồi thường thiệt hại sẽ không tính lãi.

Có thể nhận thấy việc áp dụng Điều 306 Luật Thương mại khi tính lãi chậm trả đôi khi còn gây nhiều bối rối cho các bên thực hiện hợp đồng khi xác định mức lãi suất. Do đó việc ban hành một lệ giải quyết vấn đề này là vô cùng cần thiết.

Đồng thời Án lệ 09/2016/AL còn quy định về việc trả lãi trên số tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại. Đây là quy định hoàn toàn phù hợp với pháp luật, đảm bảo cân bằng quyền và lợi ích của các bên liên quan, bởi:

  • Hiện nay, quy định về lãi suất chậm thanh toán được tách biệt thành một điều riêng trong phần chế tài của Luật Thương mại 2005. Điều này cho thấy việc tính lãi suất chậm thanh toán là một chế tài độc lập bên cạnh các chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Do đó, việc áp dụng thêm lãi suất lên khoản tiền phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại có thể dẫn đến tình trạng “chế tài chồng chế tài”, gây bất lợi cho bên vi phạm.
  • Hơn nữa, theo quy định tại Điều 306 Luật Thương mại, tiền phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại không thuộc đối tượng được tính lãi suất chậm thanh toán. Việc áp dụng lãi suất cho khoản tiền này là trái quy định của pháp luật.

Luật sư tư vấn tiền phạt chậm trả lãi vi phạm nghĩa vụ thanh toán

Luật sư tư vấn tiền phạt chậm trả lãi vi phạm nghĩa vụ thanh toán

Luật sư tư vấn tiền phạt chậm trả lãi vi phạm nghĩa vụ thanh toán

Nếu bạn đang gặp các vấn đề pháp lý về tiền phạt chậm trả lãi vi phạm nghĩa vụ thanh toán, Luật sư sẽ đồng hành và hỗ trợ:

  • Luật sư sẽ tiếp nhận những tài liệu, chứng cứ bạn cung cấp để tư vấn hướng đi, đề xuất giải pháp cho bạn;
  • Luật sư sẽ giúp khách hàng thu thập các tài liệu, chứng cứ liên quan có lợi cho khách hàng;
  • Luật sư sẽ đại diện theo ủy quyền của khách hàng để tiến hành quá trình thương lượng, hòa giải;
  • Luật sư sẽ thực hiện việc soạn thảo các văn bản pháp lý, bao gồm: Thư cảnh cáo, Yêu cầu thanh toán, Đơn khởi kiện…
  • Luật sư sẽ đại diện cho khách hàng để tham gia tranh tụng tại Trung tâm trọng tài, Tòa án;
  • Tham gia vào quá trình thi hành án để đảm bảo bản án được thực thi.

Tham khảo thêm: Tư vấn thủ tục đòi lại tiền khi khách hàng không thanh toán công nợ

Quy định mức tiền phạt chậm trả lãi vi phạm nghĩa vụ thanh toán là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự hỗ trợ của đội ngũ pháp lý dày dặn kinh nghiệm khi doanh nghiệp ký kết hợp đồng nhằm phòng ngừa rủi ro pháp lý. Trên đây là một số thông tin về quy định của pháp luật và thực tiễn xét xử vấn đề tiền phạt chậm trả lãi vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Nếu Quý khách hàng có bất kì câu hỏi nào khác liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn thông qua hotline 0386579303 để được hỗ trợ một cách nhanh chóng.

Scores: 5 (17 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 526 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *