Ai là bảo vệ quyền lợi người mua bất động sản?

Hôm trước tôi thấy có bài đăng trên một nhóm BĐS đề cập ai, giải pháp bảo vệ quyền lợi người mua BĐS?. Nêu ra thực trạng BĐS là món hàng có giá trị rất cao, nên quyền lợi của khách hàng rất quan trọng. Tuy nhiên thực tế hiện nay quyền lợi của khách hàng chưa được ai bảo vệ.

Đặt trong hoàn cảnh hệ thống pháp luật, quản lý BĐS và thị trường BĐS ở ta hiện nay dù đang cố gắng hoàn thiện và xử lý các hành vi sai trái, tuy nhiên thực tế cho thấy vẫn chưa hoàn thiện, còn rất nhiều bất cập và rủi ro cho các bên. Hiện nay việc làm ăn kinh tế khó khăn, dòng tiền của các chủ đầu tư bị khó. Pháp lý của bất động sản bị ách tắc, chậm trễ. Xã hội phát triển nhanh, con người coi trọng đồng tiền, nhiều người làm ăn bất chấp hoặc mạo hiểm…

Hiện nay thực tế có 3 bên tham gia giao dịch BĐS là bên bán/chủ đầu tư, bên môi giới/sàn, bên mua. Vấn đề hiện nay, đa số bên môi giới/sale được giao sản phẩm, chủ yếu tập trung bán hàng, hoặc không nắm kỹ bất động sản và người bán. Bên môi giới/sale là người đang muốn bán được hàng hóa. Người bán/chủ đầu tư là người đang trả tiền (hoa hồng) cho môi giới/sale. Người mua không trả tiền cho môi giới/sale thậm chí còn muốn “cắt máu”, chia tiền hoa hồng với môi giới/sale. Do đó dù muốn dù không, môi giới/sale ít có lựa chọn hàng hóa và khó có thể khách quan ở tất cả các vấn đề và sẽ cố gắng để bán được hàng. Vì bán được mới có tiền sống. Đó là một việc rất dễ hiểu và đương nhiên. Hoặc rủi ro đến từ bên bán BĐS hoặc rủi ro khách quan đến trong tương lai…

Nhưng nhường như thực tế nhiều người mua vẫn chưa hiểu hết các vấn đề trên hoặc hiểu nhưng cho rằng mình hiểu biết, hoặc quá tự tin về mình hoặc nghĩ sẽ không có vấn đề gì đâu.

Báo cáo pháp lý đánh giá bất động sản dành cho bên mua của Luật Kiến Việt

Tôi đang soạn Bản báo cáo kiểm tra và đánh giá BĐS cho một khách hàng đã thuê tôi làm việc này trước đó. Thực ra các thực trạng và rủi ro của BĐS được báo cáo không phải quá lớn và có thể “xử lý” được và giá mua cũng có vẻ khá tốt trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên sau khi xem Bản báo cáo tôi gửi, anh ấy thảo luận trong nội bộ và quyết định không mua BĐS này, dù đã ký hợp đồng đặt cọc (cũng do tôi soạn) và sẽ tìm BĐS khác. Ảnh nhắn với tôi ngắn gọn: “Cám ơn Lâm nhé. Rất tiếc nhưng an toàn là hơn hết”.

Trước đây cũng có một anh điều kiện rất khá, thuê tôi tư vấn, hỗ trợ trong việc mua BĐS, sau đó anh em chơi với nhau luôn cho tới giờ…

Đặc điểm của của hai anh tôi kể là đều nhiều tiền, nhưng quan trọng họ coi trọng yếu tố an toàn, tránh rủi ro khi đầu tư, mua bán nên dù là người mua nhưng vẫn bỏ tiền để thuê (những) người tư vấn, hỗ trợ độc lập của họ. Tuy vậy, những người như 2 anh kể trên chỉ chiếm số ít ỏi trên thực tế.

Coi trọng kiểm soát rủi ro và sự chặt chẽ cũng là đặc điểm tôi thấy ở các công ty nước ngoài khi làm ăn.

     Ý kiến Luật Kiến Việt đưa ra cho khách hàng tham khảo về bất động sản dự kiến mua

Thế nên câu trả lời cho câu hỏi ở tiêu đề, trong tình hình hiện nay trước tiên chính là bản thân mỗi người mua BĐS. Sẽ thật khó có ai bảo vệ quyền lợi của mình nếu chính mình không ý thức được, không coi trọng điều đó và không muốn bỏ chi phí ra…

Scores: 4.27 (11 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 522 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *