“A và B tranh chấp nhau trong vụ án dân sự ở toà án. Trong quá trình tố tụng giải quyết ở toà, A trình ra một giấy viết tay giữa A và B có chữ ký hai bên để làm bằng chứng. B nói mình không ký trong giấy này (hoặc không nhớ có ký hay không). Hỏi trong trường hợp này chứng minh B có ký hay không bằng cách nào và ai có nghĩa vụ phải chứng minh?”
Đây là một trong các câu hỏi khi tuyển dụng cũng như trong quá trình thực tế mình hay trao đổi với các đồng môn. Nhưng cũng khá bất ngờ là nhiều bạn dân luật lại chọn là B phải chứng minh, yêu cầu với lý do do B là người phủ nhận. Trong đó có cả những bạn tốt nghiệp loại khá, giỏi, hoặc người đã có kinh nghiệm một vài năm tham gia tố tụng.
Có lần một bạn trẻ mới học xong lớp luật sư, được cử đại diện theo uỷ quyền cho đương sự giống B nêu trên. Trong buổi làm việc, đối chất lần đầu khi thẩm phán hỏi bạn í có ký trên văn bản do đại diện bên A đưa ra không bạn í nói không ký. Nhưng khi thẩm phán hỏi tiếp vậy bên anh có yêu cầu giám định không? Bạn í ngẩn ra một lúc không biết trả lời sao. Lúc đó mình (vai trò luật sư) mới nhắc: không yêu cầu, bên nào đưa ra tài liệu, chứng cứ chưa được xác thực thì bên đó phải chứng minh.
Có những bạn sau khi nghe mình giải thích tới nguyên tắc tố tụng và nghĩa vụ chứng minh, vẫn chưa hiểu hỏi tiếp: nguyên tắc này ở đâu vậy anh? !