Luật sư tư vấn bảo hộ phát minh, sáng chế cho doanh nghiệp

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp sở hữu phát minh, sáng chế lựa chọn luật sư tư vấn bảo hộ phát minh, sáng chế cho doanh nghiệp để thực hiện đăng ký bảo hộ sáng chế. Luật sư có kinh nghiệm sẽ cung cấp các kiến thức pháp lý về điều kiện đăng ký bảo hộ sáng chế, đối tượng không được đăng ký bảo hộ sáng chế, hồ sơ và thủ tục đăng ký… Bài viết dưới đây sẽ nêu chi tiết những nội dung mà luật sư cung cấp khi bạn sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn bảo hộ phát minh, sáng chế cho doanh nghiệp.

Luật sư tư vấn bảo hộ phát minh, sáng chế cho doanh nghiệp

Luật sư tư vấn bảo hộ phát minh, sáng chế cho doanh nghiệp

Phân biệt phát minh và sáng chế

Trong quá trình xác lập về quyền sở hữu trí tuệ, có rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm phát minh và sáng chế dẫn đến chủ sở hữu không xác định được quyền của mình đối với phát minh, sáng chế. Dưới đây là một vài tiêu chí để mọi người phân biệt phát minh, sáng chế.

Tiêu chí Phát minh Sáng chế
Khái niệm Phát minh là sự phát hiện một sự vật, một hiệu tượng hoặc một quy luật khách quan của tự nhiên mà con người chưa từng được biết tới.

Không được định nghĩa tại Luật Sở hữu trí tuệ

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Khoản 12 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ.

Hình thức bảo hộ Có thể được bảo hộ quyền tác giả, không được bảo hộ về nội dung mà chỉ bảo hộ về hình thức Là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và được bảo hộ độc quyền về nội dung.
Điều kiện bảo hộ Được bảo hộ quyền tác giả nếu thỏa mãn điều kiện về chủ thể được bảo hộ nếu thuộc một trong các loại hình quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009. Được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Giá trị áp dụng Có khả năng giải thích các vấn đề trong khoa học và đời sống. Có giá trị áp dụng cao trong đời sống.

Vì sao phải đăng ký bảo hộ sáng chế?

Sáng chế là một giải pháp kỹ thuật do con người tạo ra để phục vụ đời sống. Để tạo ra một sáng chế, doanh nghiệp sẽ tốn rất nhiều chất xám, công sức cũng như chi phí để nghiên cứu. Việc đăng ký bảo hộ sáng chế mang lại nhiều ý nghĩa cho doanh nghiệp như:

  • Giúp tác giả chứng minh được mình là chủ sở hữu duy nhất của sáng chế, đảm bảo được quyền sở hữu sáng chế của mình dựa trên sự ghi nhận của pháp luật;
  • Sử dụng sáng chế để áp dụng vào cuộc sống để mang lại lợi ích cho chủ sở hữu;
  • Có thể yêu cầu áp dụng các biện pháp xử lý hành chính hoặc hình sự để xử lý hành vi xâm phạm quyền đối sáng chế của bên thứ ba;
  • Được sử dụng độc quyền sáng chế trong thời gian 20 năm, trong trường hợp không có nhu cầu phát triển sáng chế, chủ sở hữu sáng chế có thể chuyển nhượng sáng chế cho bên thứ ba để thu phí chuyển nhượng…

Điều kiện đăng ký bảo hộ sáng chế cho doanh nghiệp

Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ như sau:

Đối với sáng chế được bảo hộ dưới hình thức Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Có tính mới;
  • Có trình độ sáng tạo;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Có tính mới;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Những đối tượng không được bảo hộ dưới dạng sáng chế

Pháp luật sở hữu trí tuệ quy định các đối tượng không được bảo hộ dưới dạng sáng chế tại Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:

  • Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
  • Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
  • Cách thức thể hiện thông tin;
  • Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
  • Giống thực vật, giống động vật;
  • Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
  • Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

Hồ sơ, thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế cho doanh nghiệp

Đăng ký bảo hộ sáng chế

Đăng ký bảo hộ sáng chế

Đăng ký sáng chế là thủ tục hành chính được thực hiện nhằm xác lập quyền sở hữu của chủ thể nhất định đối với sáng chế thông qua Cục Sở hữu trí tuệ. Hồ sơ và thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế cho doanh nghiệp bao gồm:

Hồ sơ

  • 02 mẫu tờ khai đăng ký sáng chế theo mẫu số 01 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP.
  • 02 bản mô tả sáng chế và yêu cầu bảo hộ sáng chế bao gồm cả hình ảnh nếu có;
  • 02 bản tóm tắt sáng chế;
  • 01 bản tài liệu xác nhận quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký của người khác;
  • 01 tài liệu chứng minh cơ sở hưởng quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
  • 01 bản sao chứng tử nộp phí, lệ phí;
  • 01 giấy ủy quyền nếu nộp đơn thông qua đại diện;

Thủ tục đăng ký

Bước 1: Nộp hồ sơ

Chủ đơn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên và nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Thẩm định hình thức sáng chế

  • Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nộp đơn, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức.
  • Nếu đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
  • Nếu đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung đơn.

Bước 3: Thẩm định nội dung sáng chế

  • Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký sáng chế, doanh nghiệp phải có yêu cầu thẩm định nội dung theo mẫu số 05 Phụ lục 1 được ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP. Thời hạn thẩm định nội dung là 18 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu.
  • Cục Sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký sáng chế từ đó đánh giá cấp văn bằng sáng chế cho chủ đơn. Nếu đơn đăng ký đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho sáng chế mà khách hàng đã đăng ký. Nếu không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo không cấp văn bằng sáng chế cho chủ đơn.

Bước 4: Cấp văn bằng bảo hộ sáng chế

Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp không thuộc trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ và người nộp đơn nộp lệ phí thì cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp văn bằng bảo hộ. Sau khi cấp văn bằng sẽ được ghi nhận vào sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.

Dịch vụ tư vấn bảo hộ phát minh, sáng chế cho doanh nghiệp

Luật sư đăng ký bảo hộ phát minh, sáng chế

Luật sư tư vấn bảo hộ phát minh, sáng chế

Luật Kiến Việt tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu tại Việt Nam, khi sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn của chúng tôi, các bạn sẽ được tư vấn các vấn đề sau:

  • Tư vấn pháp luật về phát minh, sáng chế;
  • Tư vấn, tra cứu đánh giá khả năng để được đăng ký bảo hộ sáng chế;
  • Tư vấn điều kiện đăng ký bảo hộ sáng chế;
  • Tư vấn các đối tượng không được đăng ký bảo hộ sáng chế;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế;
  • Đại diện làm việc với cơ quan có thẩm quyền để đăng ký bảo hộ sáng chế;
  • Theo dõi hồ sơ đăng ký sáng chế, kịp thời sửa đổi, bổ sung hồ sơ;
  • Tiến hành các thủ tục gia hạn, chuyển nhượng, xử lý vi phạm sáng chế.

Sáng chế không đương nhiên được bảo hộ mà phải đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ để được cấp văn bằng bảo hộ. Tuy nhiên trên thực tế không phải chủ sở hữu sáng chế nào cũng có đủ kiến thức pháp lý để có thể biết và tự thực hiện thủ tục đăng ký sáng chế. Do vậy, chủ sở hữu sáng chế có thể liên hệ với Luật Kiến Việt qua hotline 0386579303 để được tư vấn cụ thể.

Scores: 4.9 (15 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 634 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *