Phương thức giải quyết tranh chấp lao động thông qua Hội đồng trọng tài lao động

Giải quyết tranh chấp lao động thông qua Hội đồng trọng tài lao động là một trong những phương thức phổ biến và hiệu quả nhằm hóa giải mâu thuẫn trong quan hệ lao động. Việc lựa chọn con đường trọng tài không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn đảm bảo tính khách quan, công bằng. Bài viết này giúp chúng ta hiểu kỹ hơn về quy trình, thủ tục cũng như các vấn đề xoay quanh phương thức giải quyết tranh chấp lao động này.

Giải quyết tranh chấp lao động thông qua Hội đồng trọng tài lao động

Giải quyết tranh chấp lao động thông qua Hội đồng trọng tài lao động

Tổng quan về Hội đồng trọng tài lao động

Khái niệm, cơ cấu tổ chức

Hội đồng trọng tài lao động là một trong bốn chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019. Theo quy định tại khoản 1 Điều 185 Bộ luật Lao động 2019, nhiệm kỳ của Hội đồng lao động là 05 năm.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng trọng tài lao động và bổ nhiệm trọng tài viên lao động. Số lượng trọng tài viên lao động của Hội đồng trọng tài lao động do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định (đảm bảo số lượng ngang nhau do các bên đề cử) nhưng tối thiểu là 15 người, bao gồm:

  • 05 thành viên do cơ quan chuyên môn về lao động đề cử
  • 05 thành viên do công đoàn cấp tỉnh đề cử
  • 05 thành viên do tổ chức đại diện người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh đề cử

Hội đồng trọng tài lao động quyết định thành lập Ban trọng tài lao động để giải quyết các tranh chấp theo quy định tại các Điều 189, 193 và 197 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

  • Đại diện mỗi bên tranh chấp chọn 01 trọng tài viên trong số danh sách trọng tài viên lao động; trọng tài viên do các bên lựa chọn thống nhất lựa chọn 01 trọng tài lao động khác làm Trưởng Ban trọng tài lao động
  • Trường hợp các bên tranh chấp cùng lựa chọn 01 trọng tài viên để giải quyết tranh chấp lao động thì Ban trọng tài lao động chỉ gồm 01 trọng tài viên được lựa chọn.

Ban trọng tài lao động làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp Ban trọng tài chỉ gồm 01 trọng tài viên được lựa chọn.

Trọng tài viên

Căn cứ Điều 98 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, tiêu chuẩn, điều kiện trọng tài viên lao động được quy định như sau:

  • Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, công tâm.
  • Có trình độ đại học trở lên, hiểu biết pháp luật và có ít nhất 05 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động.
  • Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đàn chấp hành bản án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
  • Được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Liên đoàn Lao động cấp tỉnh hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh đề cử làm trọng tài viên lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 185 Bộ luật Lao động 2019.
  • Không phải là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên, công chức thuộc Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án.

Tham khảo thêm: Hội đồng trọng tài lao động là gì?

Khi nào giải quyết tranh chấp lao động qua Hội đồng trọng tài

Trường hợp giải quyết tranh chấp lao động qua Hội đồng trọng tài

Trường hợp giải quyết tranh chấp lao động qua Hội đồng trọng tài

Hội đồng trọng tài lao động có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động sau đây:

  • Tranh chấp lao động cá nhân: phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết, trừ các tranh chấp lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019.
  • Tranh chấp lao động tập thể về quyền: phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài giải quyết
  • Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích: phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài giải quyết.
  • Tranh chấp lao động khác theo quy định của pháp luật

Có thể thấy, Hội đồng trọng tài có thể giải quyết được hầu hết các loại tranh chấp lao động. Tuy nhiên, trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài giải quyết, các tranh chấp lao động cần phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động, trừ trường hợp không bắt buộc qua thủ tục hòa giải của tranh chấp lao động cá nhân theo quy định của pháp luật.

Quy trình giải quyết tranh chấp bằng Hội đồng trọng tài lao động

Hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị

Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài lao động

Các tài liệu, chứng cứ chứng minh:

  • Biên bản hòa giải không thành của Hòa giải viên lao động
  • Biên bản hòa giải thành và chứng cứ chứng minh bên còn lại không thực hiện theo Biên bản hòa giải
  • Hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động,…
  • Các chứng cứ chứng minh khác

Trình tự thủ tục

  1. Bước 1: Gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp qua Hội đồng trọng tài lao động. Trên cơ sở đồng thuận, các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp. Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài  lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết
  2. Bước 2: Thành lập Ban trọng tài lao động (trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp)
  3. Bước 3: Ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp (trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập) và gửi cho các bên tranh chấp. Trường hợp giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền, đối với các tranh chấp sau đây mà xác định có hành vi vi phạm pháp luật, Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết mà lập biên bản và chuyển hồ sơ, tài liệu đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật:
  • Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của pháp pháp luật về lao động
  • Có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động; vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí

Thời hạn giải quyết

Bộ luật Lao động 2019 quy định thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Đối với tranh chấp lao động cá nhân, trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết.

Ưu điểm khi giải quyết tranh chấp lao động qua Hội đồng trọng tài

Ưu điểm khi giải quyết tranh chấp lao động qua Hội đồng trọng tài

Ưu điểm khi giải quyết tranh chấp lao động qua Hội đồng trọng tài

Giải quyết tranh chấp lao động thông qua Hội đồng trọng tài lao động là một phương thức ngày càng được nhiều người lao động và doanh nghiệp lựa chọn. phương thức này mang lại nhiều ưu điểm so với việc giải quyết thông qua Tòa án, cụ thể như sau:

  • Thành viên Hội đồng trọng tài lao động là những người có chuyên môn cao trong lĩnh vực pháp luật lao động. Họ có kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc các quy định pháp luật liên quan đến quan hệ lao động, giúp đưa ra các phán quyết chính xác và công bằng.
  • Không giống với Tòa án phải giải quyết rất nhiều loại vụ việc khác nhau, Hội đồng trọng tài lao động chỉ tập trung vào các tranh chấp lao động, giúp cho họ có cái nhìn sâu sắc hơn đối với tranh chấp phải giải quyết.
  • Thời gian giải quyết nhanh: 30 ngày kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập (trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp, Ban trọng tài lao động phải được thành lập)
  • Quyết định của Hội đồng trọng tài có tính ràng buộc pháp lý, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của cả người lao động và người sử dụng lao động.

Hướng xử lý khi thay đổi ý kiến, không đồng ý với quyết định của trọng tài lao động

Giải quyết tranh chấp lao động thông qua Hội đồng trọng tài lao động không thành

Các trường hợp giải quyết tranh chấp lao động thông qua Hội đồng trọng tài lao động không thành quy định tại khoản 4 Điều 189 (đối với tranh chấp lao động cá nhân), khoản 5 Điều 193 (đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền) và khoản 4 Điều 197 Bộ luật Lao động 2019 (đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích):

  • Hết thời hạn quy định mà Ban trọng tài lao động không được thành lập
  • Hết thời hạn quy định mà Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp

Đối với các trường hợp trên, các bên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong trường hợp tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp có quyền tiến hành thủ tục đình công theo quy định tại các Điều 200, 201 và 202 của Bộ luật Lao động 2019.

Thay đổi ý kiến, không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động

Trong các tranh chấp lao động, các bên thường thay đổi ý kiến, không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động bằng cách không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động. Việc giải quyết các vấn đề này, thường được thực hiện như sau:

  • Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 189 và khoản 6 Điều 193 Bộ luật Lao động 2019: Đối với tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền, các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
  • Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 197 Bộ luật Lao động 2019: Đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp có quyền tiến hành thủ tục đình công.

Như vậy có thể thấy, hiện nay phán quyết của trọng tài lao động không có cơ chế bảo đảm cưỡng chế thi hành như bản án, việc thi hành hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên.

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp lao động thông qua Hội đồng trọng tài lao động

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp lao động bằng Hội đồng trọng tài lao động

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp lao động bằng Hội đồng trọng tài lao động

Giải quyết tranh chấp lao động thông qua Hội đồng trọng tài lao động là một lựa chọn hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Thủ tục trọng tài linh hoạt, nhanh chóng và bảo mật, giúp các bên tranh chấp tìm được giải pháp thỏa đáng mà không cần thông qua các thủ tục tố tụng phức tạp tại tòa án.Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực lao động, Luật Kiến Việt sẽ hỗ trợ bạn các vấn đề liên quan như:

  • Tư vấn các quy định của pháp luật lao động
  • Tư vấn phương thức giải quyết tranh chấp lao động phù hợp với từng vụ việc
  • Tư vấn điều kiện để yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động thông qua Hội đồng trọng tài lao động
  • Hỗ trợ bạn thực hiện hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động
  • Thay bạn tham gia giải quyết tranh chấp tại Hội đồng trọng tài lao động.
  • Giúp bạn khởi kiện khi không đồng ý với phán quyết của trọng tài.

Tóm lại, giải quyết tranh chấp lao động thông qua Hội đồng trọng tài lao động là một phương thức giải quyết tranh chấp lao động mang lại nhiều lợi ích trong việc giải quyết nhanh chóng các tranh chấp lao động phát sinh. Tuy nhiên, để lựa chọn phương thức này, các bên cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố liên quan và tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật. Nếu bạn cần thêm thông tin, hãy liên hệ với Luật sư lao động chúng tôi qua số hotline 0386.579.303 để được tư vấn hỗ trợ cụ thể.

Scores: 4 (13 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 711 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *