Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của toà án

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của tòa án đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của các bên tranh chấp. Khi xảy ra tranh chấp, tòa án sẽ là nơi cuối cùng để các bên tìm kiếm giải pháp để giải quyết mâu thuẫn một cách khách quan, công bằng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy định pháp luật liên quan đến thẩm quyền giải quyết các vụ việc, tranh chấp lao động.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của toà án

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động

Tranh chấp lao động là gì?

Có thể hiểu một cách đơn giản, tranh chấp lao động là các tranh chấp liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động khi tham gia vào quan hệ lao động.

Theo quy định của Bộ luật Lao động, tranh chấp lao động được định nghĩa như sau: Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Các loại tranh chấp lao động bao gồm:

  • Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;
  • Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.

Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động phát sinh trong trường hợp sau đây:

  • Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác;
  • Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của pháp luật về lao động;
  • Khi người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động; vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí.

Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:

  • Tranh chấp lao động phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể;
  • Khi một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn theo quy định của pháp luật.

>> Bài viết liên quan: Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Tranh chấp lao động có bắt buộc hòa giải không?

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động

Tranh chấp lao động có bắt buộc hòa giải không?

Bộ luật Lao động quy định tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

  • Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
  • Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Như vậy, trừ các trường hợp ngoại lệ nêu trên, mọi tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:

  • Hòa giải viên lao động;
  • Trọng tài lao động;
  • Tòa án nhân dân.

Tranh chấp lao động kiện ở Tòa án nào?

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự về thẩm quyền theo cấp của tòa án, các tranh chấp lao động cá nhân thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện, trừ các tranh chấp sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh:

  • Tranh chấp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài;
  • Tranh chấp cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

“Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này”

Như vậy, nguyên đơn khởi kiện tranh chấp lao động ở tòa án sau:

  • Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức;
  • Các bên trong tranh chấp có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn giải quyết nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức.

Luật sư tư vấn về giải quyết tranh chấp lao động

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp lao động

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp lao động

Tranh chấp lao động gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Hãy để chúng tôi giúp bạn giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả. Luật sư của chúng tôi sẽ hỗ trợ:

  • Giải đáp mọi thắc mắc về luật lao động, phân tích tình hình cụ thể của vụ việc, đưa ra lời khuyên pháp lý chính xác.
  • Soạn thảo đơn khiếu nại, đơn khởi kiện, đơn kháng cáo, các văn bản yêu cầu, trả lời…
  • Hỗ trợ khách hàng thu thập đầy đủ các chứng cứ liên quan đến vụ việc, đảm bảo tính hợp pháp và có giá trị pháp lý.
  • Tham gia các cuộc hòa giải với người sử dụng lao động, tìm kiếm giải pháp hòa bình.
  • Tham gia các phiên tòa, bảo vệ quyền lợi của khách hàng trước pháp luật.
  • Lập kế hoạch tố tụng cụ thể, lựa chọn các biện pháp pháp lý phù hợp để bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

Khi tranh chấp lao động xảy ra, bên cạnh việc làm rõ thẩm quyền của tòa án, chúng ta cần quan tâm đến các vấn đề như: hiệu quả của thủ tục giải quyết tranh chấp, vai trò của hòa giải trong việc giải quyết tranh chấp, cũng như những hạn chế và khó khăn trong quá trình tố tụng. Nếu cần tư vấn cụ thể, chi tiết hơn xin vui lòng liên hệ với công ty Luật Kiến Việt qua số điện thoại: 0386579303 để được hỗ trợ.

Scores: 4 (16 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 711 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *