Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động khi không có hợp đồng lao động

Giải quyết tranh chấp lao động khi không có hợp đồng lao động là vấn đề gây khó khăn cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Việc thiếu hợp đồng lao động có thể dẫn đến những mâu thuẫn, tranh chấp về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên, gây khó khăn cho quá trình giải quyết tranh chấp. Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của tất cả các bên liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động khi không có hợp đồng lao động, mời quý khách hàng tham khảo bài viết sau.

Giải quyết tranh chấp lao động khi không có hợp đồng lao động

Giải quyết tranh chấp lao động khi không có hợp đồng lao động

Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động

Theo quy định tại Điều 179 Bộ luật Lao động 2019, tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Các loại tranh chấp lao động bao gồm:

  • Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;
  • Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong giải quyết tranh chấp lao động theo quy định tại Điều 181 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

  • Cơ quan quản lý nhà nước về lao động có trách nhiệm phối hợp với tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ các bên trong giải quyết tranh chấp lao động.
  • Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức việc tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn của hòa giải viên lao động, trọng tài viên lao động trong giải quyết tranh chấp lao động.
  • Khi có yêu cầu, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân là đầu mối tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động và có trách nhiệm phân loại, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ các bên trong giải quyết tranh chấp lao động.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động có trách nhiệm chuyển yêu cầu đến hòa giải viên lao động đối với trường hợp bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải lao động, chuyển đến Hội đồng trọng tài trong trường hợp yêu cầu Hội đồng trọng tài giải quyết hoặc hướng dẫn gửi đến Tòa án để giải quyết.

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp lao động phổ biến

Tranh chấp lao động xảy ra do một số nguyên nhân sau:

  • Quyền, lợi ích được quy định trong hợp đồng lao động, trong nội quy lao động, thỏa ước lao động bị vi phạm.
  • Các quy định, chính sách công ty không được công bố, giải thích hoặc thực hiện một cách rõ ràng, dẫn đến tranh cãi trong việc áp dụng và tuân thủ các quy định.
  • Phía công ty không tuân thủ các quy định về lương thưởng, phúc lợi, chế độ làm việc,.. gây ảnh hưởng đến lợi ích của người lao động.
  • Hành vi vi phạm của người lao động đối với các quy định và chính sách công ty.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động

Theo quy định tại Điều 180 Bộ luật Lao động 2019,  nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động được quy định như sau:

  • Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
  • Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
  • Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
  • Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
  • Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.

Giải quyết tranh chấp lao động khi không có hợp đồng lao động

Giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án

Giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án

  • Bộ luật Lao động 2019 quy định trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói. Đối với hợp đồng lao động khác phải được giao kết bằng văn bản. 
  • Trường hợp không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên tùy thuộc vào số lượng người lao động mà người sử dụng lao động vi phạm thì sẽ bị xử phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân, đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân tức từ 4.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng theo quy định khoản 1 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Thương lượng, hòa giải

  • Hòa giải lao động là việc một chủ thể thứ ba, hòa giải viên lao động, tham gia vào giải quyết tranh chấp lao động giữa các bên trong quan hệ lao động.
  • Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải.
  • Theo quy định tại khoản 2 Điều 191, khoản 2 Điều 195 Bộ luật Lao động 2019 thì cả tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích đều phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công.

Trọng tài lao động

  • Trọng tài lao động là phương thức giải quyết tranh chấp lao động, theo đó bên thứ ba có tính chất đặc định, đưa ra phán quyết mang tính chất quyết định cuối cùng về phương án giải quyết tranh chấp. Hội đồng trọng tài sẽ đứng ra giải quyết tranh chấp lao động dựa trên cơ sở các nguyên tắc nhất định theo sự thỏa thuận hợp pháp của các bên tranh chấp hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Trọng tài lao động có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể theo điều 187, 191, 195 Bộ luật Lao động 2019.

Khởi kiện tại Tòa án

Trường hợp một trong hai bên từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện thì một trong hai bên làm đơn khởi kiện tại tòa án. Các bước khởi kiện được thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp đơn tại tòa án. Có ba phương thức nộp đơn tại tòa án như sau:

  • Nộp trực tiếp tại tòa án
  • Gửi đến tòa án theo đường bưu chính
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua cổng thông tin điện tử của tòa án (nếu có)

Bước 2: Tòa án nhận và xem xét đơn

Bước 3: Thụ lý vụ án

  • Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo. Nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Tòa án phải thông báo cho người khởi kiện làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Tòa án ra thông báo thụ lý sau khi nhận được biên lai nộp tạm ứng án phí của người khởi kiện.

Bước 4: Đưa vụ án ra xét xử và mở phiên tòa sơ thẩm

Bước 5: Phúc thẩm vụ án nếu có kháng cáo, kháng nghị

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp lao động khi không có hợp đồng lao động

Luật sư giải quyết tranh chấp lao động khi không có hợp đồng lao động

Luật sư giải quyết tranh chấp lao động khi không có hợp đồng lao động

Với đội ngũ luật sư chuyên giải quyết tranh chấp liên quan đến lĩnh vực lao động, Luật Kiến Việt cung cấp các dịch vụ sau:

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp lao động khi không có hợp đồng lao động
  • Đề xuất hướng giải quyết tranh chấp khi không ký kết hợp đồng lao động
  • Hỗ trợ thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan.
  • Đại diện theo ủy quyền của khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp

Tranh chấp lao động khi không có hợp đồng lao động thường phức tạp và khó bảo vệ được quyền lợi của các bên. Bài viết trên đây đã cung cấp một số nội dung về phương thức, quy trình để giải quyết tranh chấp này. Nếu bạn có thắc mắc liên quan đến tranh chấp lao động cần được luật sư tư vấn luật lao động làm cơ sở giải quyết tranh chấp, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0386579303 để được hỗ trợ kịp thời.

Scores: 4.3 (18 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 662 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *