Khi nào cần mua lại cổ phần?
Nếu như chào bán cổ phần sẽ giúp tăng vốn điều lệ công ty thì mua lại cổ phần đã bán là một trong những cách giúp giảm vốn điều lệ (điểm b, khoản 5 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020). Có hai trường hợp được mua lại cổ phần công ty là:
– Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông
– Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty
Trình tự, thủ tục mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông
Theo quy định tại Điều 132 Luật Doanh nghiệp 2020 thì trình tự, thủ tục mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông như sau:
Bước 1: Cổ đông gửi yêu cầu mua lại cổ phần đến công ty
Những cổ đông được quyền gửi yêu cầu mua lại cổ phần là những cổ đông không thông qua nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty. Thêm vào đó, yêu cầu phải được lập thành văn bản trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại và được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty.
>> Có thể bạn quan tâm: Luật sư doanh nghiệp
Bước 2: Công ty mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông
Công ty mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá định giá. Công ty giới thiệu ít nhất 03 tổ chức thẩm định giá để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng.
Bước 3: Công ty tiến hành thủ tục điều chỉnh vốn điều lệ của công ty theo quy định của pháp luật sau khi hoàn tất việc mua lại cổ phần. Cổ đông yêu cầu công ty mua lại cổ phần sẽ không còn là cổ đông của công ty kể từ ngày hoàn tất tử tục mua lại cổ phần.
Trình tự, thủ tục mua lại cổ phần theo quyết định của công ty
Trình tự, thủ tục mua lại cổ phần theo quyết định của công ty được quy định tại khoản 3 Điều 133 Luật Doanh nghiệp 2020. Cụ thể, công ty có thể mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty theo trình tự, thủ tục sau đây:
Bước 1: Quyết định mua lại cổ phần của công ty phải được thông báo bằng phương thức để bảo đảm đến được tất cả cổ đông trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định đó được thông qua. Thông báo phải gồm tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty, tổng số cổ phần và loại cổ phần được mua lại, giá mua lại hoặc nguyên tắc định giá mua lại, thủ tục và thời hạn thanh toán, thủ tục và thời hạn để cổ đông bán cổ phần của họ cho công ty;
Bước 2: Cổ đông đồng ý bán lại cổ phần phải gửi văn bản đồng ý bán cổ phần của mình bằng phương thức để bảo đảm đến được công ty trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo. Văn bản đồng ý bán cổ phần phải có họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần sở hữu và số cổ phần đồng ý bán; phương thức thanh toán; chữ ký của cổ đông hoặc người đại diện theo pháp luật của cổ đông. Công ty chỉ mua lại cổ phần trong thời hạn nêu trên.
>> Bài viết liên quan: Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty cổ phần
Luật sư tư vấn mua lại cổ phần của công ty
Trên đây là nội dung giới thiệu về trình tự, thủ tục mua lại cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2020. Mọi nhu cầu tư vấn về mua lại cổ phần, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn và hướng dẫn.
Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:
Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/
Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303
Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com
Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet
Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.