Trong những trường hợp nào chủ đầu tư được hủy thầu?

Trường hợp nào chủ đầu tư được hủy thầu là câu hỏi không chỉ quan trọng đối với các chủ đầu tư mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhà thầu tham gia. Việc hủy thầu một cách tùy tiện có thể gây ra nhiều hệ lụy pháp lý và tài chính. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết các quy định của pháp luật về hủy thầu, giúp bạn hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong quá trình đấu thầu.

Trường hợp chủ đầu tư được hủy thầu

Trường hợp chủ đầu tư được hủy thầu

Khái niệm hủy thầu trong đấu thầu

Theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 thì Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết, thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, lựa chọn nhà đầu tư để ký kết, thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình.

Vậy hủy thầu là biện pháp của người có thẩm quyền, chủ đầu tư và bên mời thầu dùng để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu và các quy định khác của pháp luật liên quan của tổ chức, cá nhân khác tham gia hoạt động đấu thầu bằng cách ban hành quyết định hủy thầu theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp nhà đầu tư được hủy thầu

Căn cứ khoản 1 Điều 17 Luật Đấu thầu 2023 quy định các trường hợp hủy thầu đối với lựa chọn nhà thầu bao gồm:

  • Tất cả hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
  • Thay đổi về mục tiêu, phạm vi đầu tư trong quyết định đầu tư đã được phê duyệt làm thay đổi khối lượng công việc, tiêu chuẩn đánh giá đã ghi trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
  • Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu;
  • Nhà thầu trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 của Luật đấu thầu 2023;
  • Tổ chức, cá nhân khác ngoài nhà thầu trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 của Luật đấu thầu 2023 dẫn đến sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu.

Theo khoản 10 Điều 78 Luật Đấu thầu 2023, chủ đầu tư có trách nhiệm huỷ thầu trong trường hợp tất cả hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Như vậy, khi phát sinh căn cứ trên, chủ đầu tư sẽ huỷ thầu.

Thủ tục hủy thầu

Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 31 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP:

  • Trường hợp hủy thầu thì trong văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc văn bản quyết định hủy thầu phải nêu rõ lý do hủy thầu và trách nhiệm của các bên liên quan khi hủy thầu.
  • Quyết định hủy thầu phải được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định, để tất cả các nhà thầu điều biết thông tin về gói thầu, nguyên nhân hủy thầu và chủ thể thực hiện việc hủy thầu là ai, việc huỷ thầu đã đúng theo quy định pháp luật chưa.

Như vậy, khi hủy thầu, chủ đầu tư cần thực hiện việc thông báo tới các bên tham gia dự thầu và nêu rõ lý do theo quy định đồng thời thực hiện việc đăng tải thông tin về việc hủy thầu và Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Hậu quả pháp lý của việc hủy thầu

Hậu quả pháp lý của việc hủy thầu

Hậu quả pháp lý của việc hủy thầu

Hủy thầu không đơn giản chỉ là việc chấm dứt một quy trình đấu thầu mà còn kéo theo hậu quả phức tạp. Những hậu quả này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ đầu tư, nhà thầu và các bên liên quan khác. Các bên cần hiểu rõ các hậu quả pháp lý của việc hủy thầu. Dưới đây là những hậu quả pháp lý có thể xảy ra khi một cuộc đấu thầu bị hủy bỏ:

Hậu quả đối với nhà đầu tư:

Hủy thầu có thể tác động lớn đến chủ đầu tư theo nhiều cách khác nhau, và những ảnh hưởng này không chỉ về mặt tài chính mà còn về uy tín và tiến độ dự án:

  • Tiến độ thực hiện dự án bị trì hoãn. Việc phải tổ chức đấu thầu lại có thể làm chậm quá trình triển khai, ảnh hưởng đến kế hoạch và lịch trình dự án.
  • Hủy thầu đồng nghĩa với việc phải chi trả thêm các chi phí phát sinh, bao gồm chi phí tổ chức đấu thầu lần đầu, chi phí pháp lý liên quan, và chi phí thông báo công khai việc hủy thầu.
  • Nếu việc hủy thầu không tuân thủ các quy định pháp lý hoặc không có căn cứ rõ ràng, chủ đầu tư có thể phải đối mặt với các khiếu kiện từ nhà thầu hoặc các bên liên quan.

Hậu quả đối với nhà thầu

  • Các nhà thầu thường phải dành rất nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị hồ sơ dự thầu, bao gồm việc nghiên cứu yêu cầu, soạn thảo tài liệu và chuẩn bị các báo cáo cần thiết. Việc hủy thầu làm mất công sức và thời gian đã đầu tư mà không mang lại kết quả cụ thể.
  • Các nhà thầu cũng phải chịu các chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ, đi lại trong quá trình tham gia đấu thầu, dẫn đến thiệt hại tài chính cho các nhà thầu.
  • Khi một cuộc đấu thầu bị hủy, các nhà thầu mất đi cơ hội trúng thầu và thực hiện dự án. Điều này không chỉ làm giảm cơ hội làm việc mà còn có thể ảnh hưởng đến doanh thu và kế hoạch kinh doanh của nhà thầu.

Hậu quả pháp lý đối với các bên có liên quan

  • Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến quản lý đấu thầu có thể chịu trách nhiệm nếu việc quản lý đấu thầu không được thực hiện đúng cách, dẫn đến việc hủy thầu.
  • Nếu việc hủy thầu là do lỗi của đơn vị tư vấn, đơn vị này có thể bị ảnh hưởng đến hợp đồng tư vấn và chịu các hậu quả tài chính hoặc pháp lý. Và có thể làm giảm cơ hội hợp tác với các chủ đầu tư khác và ảnh hưởng đến danh tiếng của đơn vị tư vấn trên thị trường.

Trách nhiệm pháp lý của các bên

  • Đối với chủ đầu tư: Nếu việc hủy thầu là do lỗi của chủ đầu tư, họ có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các nhà thầu bị ảnh hưởng.
  • Đối với nhà thầu: Nếu nhà thầu có hành vi gian lận hoặc cung cấp thông tin sai lệch trong quá trình đấu thầu, họ có thể bị xử lý vi phạm.

Việc hủy thầu là một vấn đề phức tạp với nhiều hệ quả pháp lý. Để giảm thiểu các rủi ro không đáng có, các bên liên quan cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật, chuẩn bị hồ sơ dự thầu một cách kỹ lưỡng và tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia pháp lý khi cần thiết. Bằng cách này, các bên có thể bảo vệ quyền lợi của mình và tránh những thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình đấu thầu.

Biện pháp phòng ngừa và giải quyết tranh chấp khi hủy thầu

Để hạn chế tối đa khả năng xảy ra tranh chấp khi hủy thầu, các bên liên quan cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau:

  • Các nhà thầu cần chuẩn bị hồ sơ dự thầu một cách chi tiết, đầy đủ và chính xác để tránh các sai sót có thể dẫn đến hủy thầu.
  • Các điều khoản liên quan đến hủy thầu, điều kiện thanh toán, bồi thường thiệt hại cần được quy định rõ ràng trong hợp đồng để tránh tranh chấp.
  • Các bên liên quan cần xây dựng mối quan hệ hợp tác, tin cậy để cùng nhau giải quyết các vấn đề phát sinh.
  • Các bên cần thường xuyên cập nhật thông tin về dự án để kịp thời nắm bắt những thay đổi và điều chỉnh kế hoạch.
  • Thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện hợp đồng để phát hiện và giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh.
  • Nếu cần thiết, các bên có thể nhờ đến sự hỗ trợ của luật sư, chuyên gia tư vấn để được tư vấn và hỗ trợ pháp lý.

Dịch vụ tư vấn các trường hợp nhà đầu tư được hủy thầu

Luật sư tư vấn các trường hợp nhà đầu tư hủy thầu

Luật sư tư vấn các trường hợp nhà đầu tư hủy thầu

Huỷ thầu không chỉ ảnh hưởng đến chủ đầu tư mà còn tác động đến toàn bộ quá trình thực hiện dự án. Do đó, việc đưa ra quyết định hủy thầu cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng và dựa trên cơ sở pháp lý rõ ràng. Nếu bạn đang có nhu cầu được tư vấn các trường hợp nhà đầu tư được hủy thầu hãy liên hệ với chúng tôi, Với kinh nghiệm của mình Luật sư sẽ hỗ trợ khách hàng:

  • Thu thập đầy đủ thông tin về dự án, hợp đồng đấu thầu, các quy định pháp luật liên quan và các vấn đề phát sinh.
  • Tiến hành đánh giá toàn diện tình hình, xác định các rủi ro có thể xảy ra.
  • Trình bày cho khách hàng các phương án giải quyết, bao gồm cả việc hủy thầu và các lựa chọn khác.
  • So sánh ưu và nhược điểm của từng phương án, giúp khách hàng đưa ra quyết định sáng suốt.
  • Soạn thảo các văn bản khác liên quan đến việc hủy thầu, như văn bản giải trình, thông báo…
  • Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng trong quá trình đàm phán.

Hủy thầu cần được thực hiện cẩn trọng bảo đảm phù hợp quy định pháp luật. Với đội ngũ luật sư tư vấn đấu thầu giàu kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu, chúng tôi sẽ giúp chủ đầu tư thực hiện việc hủy thầu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nếu bạn đang có nhu cầu được tư vấn về các trường hợp hủy thầu cũng như quy trình thực hiện, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0386579303 để được tư vấn, hỗ trợ.

Scores: 4.9 (19 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 688 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *