Hình phạt được áp dụng cho người dưới 18 tuổi phạm tội thường nhẹ hơn so với người trưởng thành và có tính giáo dục cao. Tùy vào độ tuổi, mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật và các tình tiết khác, các hình phạt có thể bao gồm: cải tạo không giam giữ, phạt tiền, hoặc thậm chí là hình phạt tù có thời hạn. Để hiểu rõ hơn về quy định pháp luật và các biện pháp xử lý đối với người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Hình phạt được áp dụng cho người dưới 18 tuổi phạm tội
Nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội
Theo quy định tại Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định các nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, cụ thể như sau:
- Phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội;
- Thuộc một trong các trường hợp theo quy định và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục;
- Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm;
- Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện khác không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa;
- Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội;
- Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa;
- Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
Các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Hình phạt cảnh cáo
Cảnh cáo là hình thức xử lý nhẹ nhất đối với người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật hình sự. Được xem xét dựa trên mức độ nguy hiểm cho xã hội và hậu quả gây ra từ hành vi phạm tội.
Hình phạt phạt tiền
Theo quy định tại Điều 99 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017:
- Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng.
- Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định.
Hình phạt cải tạo không giam giữ
Theo quy định tại Điều 100 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017:
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý;
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng;
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng;
- Khi áp dụng thì không khấu trừ thu nhập của người đó;
- Thời hạn không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định.
Hình phạt tù
Theo quy định tại Điều 100 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:
Thứ nhất, đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội
- Hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù;
- Tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.
Thứ hai, đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội
- Hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù;
- Tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
Các biện pháp giáo dục khác
Căn cứ quy định tại Điều 92 và 96 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017:
- Miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp khiển trách, hòa giải tại cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nếu người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý ;
- Áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ.
Những trường hợp có thể được miễn trách nhiệm hình sự
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
- Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
- Khi có quyết định đại xá.
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
- Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;
- Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác khi có đủ các yếu tố:
- Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng;
- Đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
- Được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự.
Trình tự thủ tục xử lý vụ án đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì quy trình giải quyết vụ án đối với người dưới 18 tuổi phạm tội sẽ được tiến hành theo các giai đoạn sau đây:
- Khởi tố vụ án hình sự;
- Điều tra vụ án hình sự;
- Truy tố vụ án hình sự;
- Xét xử vụ án hình sự sơ thẩm;
- Xét xử vụ án hình sự phúc thẩm (nếu có kháng cáo, kháng nghị);
- Thi hành bản án đã có hiệu lực;
- Xét lại bản án đã có hiệu lực (thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm).
Tuỳ theo tính chất và mức độ phức tạp của vụ án mà mỗi quy trình tiếp nhận nguồn tin tội phạm, khởi tố, điều tra tại cơ quan Công an, truy tố của Viện Kiểm sát và xét xử của Toà án có thời gian khác nhau. Ngoài ra cần tuân thủ nguyên tắc tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội:
- Bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi.
- Bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi.
- Bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người đại diện của người dưới 18 tuổi, nhà trường, Ðoàn thanh niên, người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý, xã hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt.
- Tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến của người dưới 18 tuổi.
- Bảo đảm quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý của người dưới 18 tuổi.
- Bảo đảm các nguyên tắc xử lý của Bộ luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
- Bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi.
Những lợi ích khi được tư vấn hình phạt cho người dưới 18 tuổi
Việc được tư vấn hình phạt cho người dưới 18 tuổi mang lại nhiều lợi ích quan trọng, không chỉ cho bản thân người phạm tội mà còn cho cả gia đình và xã hội. Dưới đây là một số lợi ích đáng kể:
- Người trẻ sẽ được giải thích rõ ràng về hành vi sai trái của mình, hiểu được hậu quả của hành vi đó và nhận thức được tầm quan trọng của việc tuân thủ pháp luật;
- Giúp người trẻ xây dựng kế hoạch cải thiện bản thân, rèn luyện kỹ năng sống, từ đó có cơ hội hòa nhập lại cộng đồng và trở thành người có ích;
- Người trẻ sẽ có động lực để thay đổi hành vi và giảm thiểu nguy cơ tái phạm tội;
- Giúp người trẻ bảo vệ quyền lợi của mình trong quá trình tố tụng, đảm bảo rằng quá trình xử lý vụ án tuân thủ đúng pháp luật;
- Gia đình sẽ được cung cấp thông tin chi tiết về vụ việc, về nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm của con em mình;
- Tư vấn cho gia đình cách thức giúp con em mình vượt qua khó khăn, thay đổi hành vi và tái hòa nhập cộng đồng.
Dịch vụ luật sư tư vấn hình phạt cho người dưới 18 tuổi
Luật sư tư vấn hình phạt cho người dưới 18 tuổi
Luật sư tư vấn hình phạt cho người dưới 18 tuổi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em khi vướng vào vòng lao lý. Công việc cụ thể mà luật sư thường thực hiện gồm:
- Giải thích một cách rõ ràng và dễ hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến tội phạm vị thành niên, các hình phạt có thể áp dụng, quyền lợi của trẻ em trong quá trình tố tụng;
- Xem xét toàn bộ hồ sơ vụ án, các chứng cứ liên quan để đánh giá tính chất vụ việc, xác định các vấn đề pháp lý cần giải quyết;
- Xây dựng một chiến lược bảo vệ tối ưu cho thân chủ;
- Đại diện cho thân chủ tham gia vào tất cả các phiên tòa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của trẻ em;
- Tìm kiếm và đề xuất các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho thân chủ, như tuổi còn nhỏ, chưa thành niên, hoàn cảnh gia đình khó khăn, sự ăn năn hối cải…;
- Phản bác lại các cáo buộc của cơ quan điều tra, tố tụng, chứng minh sự vô tội hoặc giảm nhẹ tội cho thân chủ;
- Soạn thảo các văn bản pháp lý như đơn kháng cáo, đơn xin giảm án,…
Khi người dưới 18 tuổi gặp các vấn đề pháp lý, chúng tôi luôn đồng hành cùng gia đình bạn trong suốt quá trình tố tụng. Đội ngũ luật sư tư vấn hình sự giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ luôn lắng nghe và chia sẻ với các vấn đề bạn gặp phải. Với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi đã giúp nhiều trẻ em và gia đình vượt qua những rắc rối pháp lý hình sự. Gọi ngay Hotline: 0386579303 để được tư vấn miễn phí.
Một số bài viết liên quan có thể bạn đọc quan tâm:
- Tội giết người khi chưa đủ 18 tuổi, mức phạt thế nào?
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm hình sự khi nào?