Hợp nhất doanh nghiệp và sáp nhập doanh nghiệp khác nhau như thế nào?

Trong hoạt động kinh doanh, tùy nhu cầu khác nhau mà doanh nghiệp có những lựa chọn như hợp nhất doanh nghiệp, sáp nhập doanh nghiệp. Đây là hai hình thức tập trung kinh tế dễ bị nhầm lẫn. Trong bài viết này, Luật Kiến Việt xin trình bày sự khác nhau giữa hợp nhất doanh nghiệp và sáp nhập doanh nghiệp.

Hợp nhất doanh nghiệp là gì?

Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất (khoản 3 Điều 29 Luật Cạnh tranh năm 2018).

>> Bài viết liên quan: Thế nào là tập trung kinh tế?

Sáp nhập doanh nghiệp là gì?

Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập (khoản 2 Điều 29 Luật Cạnh tranh năm 2018)

Hợp nhất doanh nghiệp và sáp nhập doanh nghiệp khác nhau như thế nào?

Hợp nhất doanh nghiệp và sáp nhập doanh nghiệp là những hình thức tập trung kinh tế

Những điểm khác nhau giữa hợp nhất doanh nghiệp và sáp nhập doanh nghiệp

Về cách thức thực hiện hợp nhất doanh nghiệp và sáp nhập doanh nghiệp

Khi hợp nhất doanh nghiệp, các doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới. Còn khi sáp nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang cho doanh nghiệp nhận sáp nhập.

Về hậu quả và trách nhiệm pháp lý hợp nhất doanh nghiệp và sáp nhập doanh nghiệp

Hợp nhất doanh nghiệp: Sau khi đăng ký doanh nghiệp thì các doanh nghiệp bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; doanh nghiệp hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các doanh nghiệp bị hợp nhất.

Sáp nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp bị sáp nhập chấm dứt sự tồn tại; doanh nghiệp nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp bị sáp nhập.

Về quyền quyết định trong hợp nhất doanh nghiệp và sáp nhập doanh nghiệp

Khi hợp nhất doanh nghiệp, các doanh nghiệp tham gia hợp nhất cùng có quyền quyết định trong Hội đồng quản trị công ty được hợp nhất tùy vào số vốn đóng góp của mỗi bên. Còn khi sáp nhập doanh nghiệp thì chỉ doanh nghiệp nhận sáp nhập được quyền quyết định, điều hành và quản lý.

Về thủ tục pháp lý hợp nhất doanh nghiệp và sáp nhập doanh nghiệp

Sau khi hợp nhất doanh nghiệp, doanh nghiệp được hợp nhất tiến hành thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp. Còn đối với sáp nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp nhận sáp nhập chỉ phải tiến hành thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

>> Có thể bạn quan tâm: Thủ tục phá sản doanh nghiệp

Luật sư tư vấn về hợp nhất doanh nghiệp và sáp nhập doanh nghiệp

Trên đây là nội dung giới thiệu về điểm khác nhau giữa hợp nhất doanh nghiệp và sáp nhập doanh nghiệp. Mọi nhu cầu tư vấn về doanh nghiệp, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn và hướng dẫn.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

 

Scores: 4.3 (16 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 690 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *