Công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động phải làm gì là vấn đề pháp lý quan trọng trong Luật lao động. Khi người lao động phát hiện công ty không đóng BHXH, họ cần nắm rõ các thủ tục khiếu nại để bảo vệ quyền lợi của mình. Vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội có thể dẫn đến các mức phạt hành chính cho doanh nghiệp hoặc thậm chí là truy cứu hình sự, người lao động có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và xử lý. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Công ty không đóng BHXH, người lao động phải làm gì
Ai bắt buộc phải tham gia Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách xã hội quan trọng, nhằm đảm bảo an sinh cho người lao động và gia đình họ. Theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, các đối tượng sau đây bắt buộc phải tham gia Bảo hiểm xã hội:
Thứ nhất là Người lao động là công dân Việt Nam, bao gồm:
- Làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên, kể cả hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng thời hạn, và hợp đồng theo mùa vụ;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công an, và người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, sĩ quan và hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
- Học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người quản lý doanh nghiệp và quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Thứ hai là Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề do cơ quan Việt Nam cấp.
Thứ ba là Người sử dụng lao động bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang, tổ chức chính trị, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, và các tổ chức, cá nhân thuê mướn lao động theo hợp đồng.
Cách kiểm tra công ty có đóng bảo hiểm xã hội cho mình hay không
Để kiểm tra doanh nghiệp có đóng BHXH cho bạn hay không, bạn có thể tra cứu trực tiếp thông qua ứng dụng VssID trên điện thoại.
Ngoài ra bạn có thể thực hiện các bước sau:
Bước 1 : Truy cập trang web tra cứu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- Vào link: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/
- Chọn phần Tra cứu quá trình tham gia BHXH
- Tra cứu mã số BHXH.
Bước 2: Nhập thông tin cá nhân
Sau khi chọn, sẽ hiện ra bảng thông tin đầy đủ, điền đầy đủ thông tin yêu cầu trên bảng (lưu ý các mục có dấu * là thông tin bắt buộc phải điền).
Nếu bạn không biết mã số BHXH của mình là bao nhiêu, bạn có thể làm như sau:
- Click chọn Tra cứu mã số BHXH.
- Điền đầy đủ thông tin yêu cầu trên bảng, thông tin địa chỉ theo nơi lưu trú khi nộp hồ sơ đăng ký BHXH (lưu ý các mục có dấu * là thông tin bắt buộc phải điền).
- Sau đó, mã số BHXH của bạn sẽ xuất hiện. Copy phần số BHXH vào khung bên trên.
Bước 3 : Hoàn tất và xem kết quả
Hoàn tất việc nhập thông tin theo yêu cầu, hệ thống sẽ hiển thị bảng thông tin đầy đủ về thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ kèm mức lương làm cơ sở đóng.
Những thiệt hại đối với người lao động khi doanh nghiệp không đóng BHXH
Khi doanh nghiệp nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động sẽ mất một số quyền lợi quan trọng như sau:
- Không được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi mất việc;
- Không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản nếu không đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con;
- Thẻ BHYT hết giá trị sử dụng nếu doanh nghiệp nợ BHYT từ 30 ngày trở lên;
- Không được hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Mất quyền lợi trợ cấp ốm đau, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị thương tật, bệnh tật, ốm đau, thai sản;
- Có thể dẫn đến tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể do quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Các quyền lợi này rất quan trọng để đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động, và việc doanh nghiệp nợ BHXH gây ra thiệt hại lớn cho họ.
Nên làm gì khi công ty không đóng BHXH
Khiếu nại tới Ban giám đốc
Trước tiên, người lao động yêu cầu Ban giám đốc giải quyết khiếu nại về việc công ty không đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho mình. Các bước thực hiện gồm:
- Người lao động viết đơn khiếu nại chi tiết, nêu rõ vấn đề công ty không đóng BHXH theo quy định;
- Gửi đơn khiếu nại trực tiếp đến Ban giám đốc hoặc thông qua phòng nhân sự;
- Cung cấp bằng chứng và các giấy tờ chứng minh việc công ty không đóng BHXH;
- Sau khi nhận đơn khiếu nại, Ban giám đốc có trách nhiệm xem xét, xác minh các thông tin và bằng chứng được cung cấp;
- Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người lao động cần phối hợp chặt chẽ với Ban giám đốc và cung cấp thêm thông tin nếu cần;
- Nếu Ban giám đốc không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng, người lao động có thể tiếp tục khiếu nại lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Việc khiếu nại đến Ban giám đốc là bước quan trọng để bảo vệ quyền lợi của người lao động và đảm bảo công ty tuân thủ đúng các quy định về BHXH.
Khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động có thể khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội trong các trường hợp sau:
- Sau 30 ngày (nếu phức tạp thì không quá 45 ngày) kể từ ngày thụ lý giải quyết mà công ty vẫn không được giải quyết khiếu nại.
- Nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý
Người lao động sẽ nộp đơn khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để khiếu nại lần hai.
Yêu cầu hòa giải viên lao động hòa giải tranh chấp
Theo Điều 190 của Bộ luật Lao động hiện hành, người lao động có thể yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân trong các khoảng thời gian cụ thể như sau:
- Người lao động có 6 tháng để yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp, tính từ ngày phát hiện hành vi vi phạm quyền lợi của mình;
- Người lao động có 9 tháng để yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, tính từ ngày phát hiện hành vi vi phạm quyền lợi của mình;
- Người lao động có 1 năm để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, tính từ ngày phát hiện hành vi vi phạm quyền lợi của mình;
- Nếu người lao động không thể yêu cầu giải quyết tranh chấp đúng thời hạn do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật, thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó sẽ không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Tuy nhiên đối với tranh chấp về bảo hiểm xã hội, việc hòa giải qua hoà giải viên là không bắt buộc theo Điều 188 Bộ luật lao động, nên người lao động có thể bỏ qua bước này và thực hiện khởi kiện nếu cần thiết.
Khởi kiện tại Tòa án
Người lao động có thể khởi kiện đến Toà án nhân dân cấp huyện nơi công ty đóng trụ sở để yêu cầu giải quyết các quyền lợi liên quan trong thời gian làm việc mà không được đóng bảo hiểm khi:
- Không thể thương lượng, yêu cầu công ty đóng bảo hiểm;
- Công ty không có thiện chí trong quá trình giải quyết khiếu nại;
- Công ty tiếp tục không thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội theo kết quả thương lượng, giải quyết khiếu nại.
Công ty không đóng BHXH cho người lao động bị xử lý thế nào?
Xử phạt hành chính
Theo Điều 39 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP, vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp sẽ bị xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định.
Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
- Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;
- Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng;
- Chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.
Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Sửa chữa, làm sai lệch văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề xuất được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
- Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động như sau:
- Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
- Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
- Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;
- Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều 216.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;
- Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;
- Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều 216.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Lưu ý: Đây là tội phạm truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cả pháp nhân thương mại phạm tội, mức phạt theo khoản 5 Điều 216 Bộ luật hình sự.
Dịch vụ luật sư tư vấn Bảo hiểm xã hội
Luật sư tư vấn Bảo hiểm xã hội
Việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến bảo hiểm xã hội thường rất phức tạp và dễ gây căng thẳng cho người lao động. Đội ngũ luật sư của chúng tôi, với sự chuyên nghiệp và tận tâm, sẵn sàng đồng hành cùng bạn để bảo vệ quyền lợi một cách hiệu quả nhất. Dưới đây là các công việc mà luật sư của chúng tôi sẽ thực hiện:
- Cung cấp thông tin chi tiết về các quy định và quyền lợi liên quan đến bảo hiểm xã hội;
- Xem xét, phân tích các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc của khách hàng;
- Chuẩn bị các đơn từ khiếu nại và các văn bản pháp lý cần thiết khác;
- Đại diện cho khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền;
- Hướng dẫn khách hàng về các thủ tục khiếu nại và cách thức bảo vệ quyền lợi của mình;
- Đại diện cho khách hàng tham gia các phiên tòa nếu có tranh chấp cần giải quyết;
- Giải thích và đảm bảo khách hàng hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình giải quyết tranh chấp;
- Làm việc với các bên liên quan để đạt được thỏa thuận có lợi cho khách hàng;
- Kiểm tra và tư vấn về các điều khoản liên quan đến bảo hiểm xã hội trong hợp đồng lao động.
Tham khảo thêm: Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp lao động
Khi đối mặt với những tranh chấp pháp lý phức tạp liên quan đến bảo hiểm xã hội, sự hỗ trợ từ một luật sư chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm để giải quyết là rất cần thiết. Với kiến thức chuyên sâu về pháp luật lao động và sự tận tâm, đội ngũ luật sư của chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề pháp lý một cách hiệu quả. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0386579303 để nhận tư vấn miễn phí và hỗ trợ pháp lý kịp thời.