Giá trị pháp lý của con dấu doanh nghiệp

Con dấu doanh nghiệp là một công cụ phục vụ hoạt động của doanh nghiệp, trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, mỗi doanh nghiệp đều có ít nhất một con dấu để thực hiện các giao dịch với đối tác. Trong bài viết này, Luật Kiến Việt xin trình bày một số vấn đề pháp lý về con dấu doanh nghiệp theo quy định hành.

Con dấu doanh nghiệp là gì?

Có thể hiểu con dấu của doanh nghiệp là công cụ được doanh nghiệp sử dụng để xác nhận các văn bản, giấy tờ do mình phát hành, nhằm khẳng định giá trị pháp lý của các tài liệu đó.

Theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, con dấu doanh nghiệp bao gồm con dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Như vậy, ngoài con dấu truyền thống được làm ở các cơ sở khắc dấu thì chữ ký số cũng được xem là con dấu chính thức, có đầy đủ giá trị pháp lý. Hiện nay, nước ta có một số tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số mà doanh nghiệp có thể lựa chọn như Viettel, VNPT, FPT… Bên cạnh đó, doanh nghiệp có quyền quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, của chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp. 

>> Cùng chuyên mục: Doanh nghiệp mới thành lập đóng thuế như thế nào?

Giá trị pháp lý của con dấu doanh nghiệp

Con dấu doanh nghiệp theo quy định hiện nay

Doanh nghiệp có bắt buộc phải có con dấu không?

Luật Doanh nghiệp 2020 không quy định bắt buộc doanh nghiệp phải có con dấu, việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu sẽ do doanh nghiệp tự quyết định và ghi nhận trong điều lệ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành thì doanh nghiệp vẫn cần con dấu để đóng lên những văn bản, hồ sơ mà theo quy định của pháp luật bắt buộc phải có con dấu. Thực tế cho thấy việc sử dụng con dấu trong doanh nghiệp đã trở nên phổ biến, các cơ quan nhà nước và những chủ thể tham gia giao dịch thường yêu cầu doanh nghiệp đóng dấu vào giấy tờ giao dịch.

Ai được giữ con dấu doanh nghiệp?

Trước đây, pháp luật quy định người có thẩm quyền quản lý con dấu doanh nghiệp là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 thì hiện nay, việc quản lý con dấu được thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Như vậy, người có thể giữ con dấu là người được chỉ định trong Điều lệ công ty hoặc quy chế doanh nghiệp mà không nhất thiết phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Thẩm quyền ký hợp đồng của người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH

Không đóng dấu doanh nghiệp trên hợp đồng thì có ảnh hướng đến tính hiệu lực của hợp đồng không?

Luật Doanh nghiệp 2020 tại Điều 43 quy định doanh nghiệp sử dụng con dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật. Như vậy, đối với các loại giao dịch mà pháp luật quy định phải có con dấu thì doanh nghiệp mới cần sử dụng con dấu, đối với các hợp đồng hiện nay pháp luật không có quy định phải có dấu doanh nghiệp. Vấn đề cần lưu ý khi ký hợp đồng là xem xét thẩm quyền của người ký kết, họ có phải là người đại diện theo pháp luật hay không? hoặc nếu không phải là người đại diện theo pháp luật thì có được ủy quyền hợp lệ không? Ngoài ra, cần xem xét giao dịch đó có cần sự phê duyệt của người có thẩm quyền khác trong doanh nghiệp (như Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên…) hay không? Tóm lại, doanh nghiệp không dựa vào con dấu để xác định hiệu lực của hợp đồng, mà cần kiểm tra các thông tin khác như chủ thể ký hợp đồng, mục đích, nội dung, hình thức hợp đồng. Tuy nhiên, trong thói quen giao dịch hiện nay thì đa phần các doanh nghiệp đều sử dụng con dấu để ký hợp đồng nhằm tăng sự tin cậy của đối tác và thể hiện tính trang trọng của văn bản được ký kết.

Giá trị pháp lý của con dấu doanh nghiệp

Con dấu có ảnh hưởng đến tính hiệu lực của hợp đồng?

Tư vấn luật doanh nghiệp

Trên đây là bài giới thiệu về “Con dấu doanh nghiệp theo quy định hiện nay”. Để được tư vấn về thủ tục làm, quản lý, dụng con dấu doanh nghiệp nói riêng cũng như các vấn đề về luật doanh nghiệp nói chung, Qúy khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt để được giải đáp.

 

Scores: 4.5 (20 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 658 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *