Hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư

Chuẩn bị hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư là bước đầu tiên để thực hiện dự án đầu tư. Các dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư thường có quy mô lớn, ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế, dân cư,… của khu vực đó. Do đó, để dự án được chấp thuận thì việc chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, đáp ứng các tiêu chí và điều kiện cụ thể theo luật định là việc vô cùng quan trọng. Bài viết sau đây của Luật Kiến Việt sẽ cung cấp một số thông tin có thể tham khảo.

Hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư

Hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư

Hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư là gì?

Trong Khoản 1 Điều 3 của Luật Đầu tư 2020 chỉ quy định về thuật ngữ “Chấp thuận chủ trương đầu tư”. Theo đó, có thể hiểu Hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư là 1 bộ những giấy tờ cần thiết về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt để được cho phép thực hiện dự án đầu tư. Sau đó, bộ hồ này nhằm gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể ở đây bao gồm Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân cấp Tỉnh chờ xét duyệt.

>> Xem thêm: Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án bất động sản theo quy định mới nhất

Ai phải chuẩn bị hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư?

Căn cứ theo Khoản 1, 2 Điều 33 Luật Đầu tư 2020, có 2 chủ thể phải nộp hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư gồm:

  • Nhà đầu tư đề xuất hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư;
  • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tự mình lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư những dự án đầu tư do cơ quan nhà nước lập.

Thành phần hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư 

Thứ nhất, hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  • Đối với  trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;

Ngoài ra, cần lưu ý một số điểm sau:

  • Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
  • Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

Thứ hai, hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập bao gồm:

  • Tờ trình chấp thuận chủ trương đầu tư;
  • Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án; thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án, điều kiện thu hồi đất đối với dự án thuộc diện thu hồi đất, dự kiến nhu cầu sử dụng đất (nếu có); đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; dự kiến hình thức lựa chọn nhà đầu tư và điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có); cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có).
  • Đối với trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được sử dụng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư

Các giấy tờ yêu cầu trong hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư nêu trên được quy định tại Khoản 1, 2 Điều 33 Luật đầu tư 2020 về Hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư.

Hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư

Thời gian xem xét hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư

Theo Điều 34, 35, 36 Luật Đầu tư 2020, có 3 cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư gồm Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp Tỉnh. Tuỳ vào cơ quan có thẩm quyền chấp thuận dự án đầu tư, sẽ có thời gian xét duyệt hồ sơ khác nhau, cụ thể như sau:

Thời gian xem xét hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội

  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước.
  • Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định để trình Chính phủ.
  • Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ lập và gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.
  • Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm tra; và giải trình về những vấn đề thuộc nội dung dự án đầu tư khi cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội yêu cầu.
  •  Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chấp thuận chủ trương đầu tư.

>> Có thể bạn quan tâm: Quy trình chấp thuận chủ trương đầu tư nhà ở

Thời gian xem xét hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

  •  Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan đến nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật Đầu tư.
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  • Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật Đầu tư, trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
  • Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư gồm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật Đầu tư.

Thời gian xem xét hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

  • Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư phải thông báo kết quả cho nhà đầu tư.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan đến nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật Đầu tư.
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi cơ quan đăng ký đầu tư.
  • Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật Đầu tư, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư gồm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật Đầu tư.

Tư vấn hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư

Trên đây là nội dung giới thiệu về Hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư. Mọi nhu cầu về pháp luật, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn và hướng dẫn.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn chủ trương đầu tư:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com 

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

 

Scores: 4.1 (17 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 526 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *