Chơi hụi – Những điều có thể bạn chưa biết

Mình từng chơi hụi ở quê. Nhiều người cũng đang chơi hụi. Tuy nhiên đến bây giờ mình mới biết một số điều về hụi mà có thể nhiều bà con có thể còn chưa biết về hụi, mặc dù đã chơi nhiều lần và chưa từng bị bể. Mình tóm tắt các ý chính ngắn gọn sau khi xem chương trình Money Talk, cũng như từng nghe trước đây ở một số chuyên gia. Hi vọng giúp ích cho mọi người.

– Chơi hụi dưới góc nhìn của bà con là bỏ tiền tiết kiệm và khi cần có thể huy động vốn đơn giản không cần nhiều thủ tục và chứng minh như ngân hàng. Còn nhìn từ góc độ vai trò thì thực chất là trò chơi giữa người đi vay và người cho vay, có một người điều phối ở giữa là chủ hụi có lấy tiền phí. Nửa người đầu hốt trước là đi vay và nửa sau là cho vay. Nếu không gặp trường hợp ngoài dự liệu thì cần xác định vai trò của mình khi tham gia.

Chơi hụi - Những điều có thể bạn chưa biết

Chơi hụi mang bản chất là một hình thức cho vay

– Nhìn chung, chơi hụi thì người đi vay có lợi hơn người cho vay. Vì lãi suất được nhận từ hụi của người cho vay không cao như nhiều bà con nghĩ. Lấy ví dụ dây hụi 12 người tham gia cho 1 năm. Theo tính toán dòng tiền của các chuyên gia, thì những người hốt hụi cuối cùng chỉ nhận được lãi suất thấp hơn lãi suất ngân hàng. Ngược lại, người hốt hụi ban đầu (đi vay) trả lãi suất khoảng trên 20%/ năm, cao hơn ngân hàng nhưng vẫn còn thấp hơn một số tổ chức tài chính, và lãi suất giảm dần xuống khoảng mười mấy % đến mấy % /năm cho các người hốt tiếp theo 2, 3, 4, 5.

– Thế nên lời khuyên là nếu chơi với tư cách người vay, nên là người hốt thứ 3, 4, 5, 6. Khi đó lãi suất đi vay khá thấp, dùng tiền tái đầu tư ở kênh khác lợi nhuận cao hơn. Nếu là người cho vay, thì chỉ nên là 6, 7, càng về cuối càng rủi ro và lãi suất không cao.

– Có hai nguyên nhân dẫn đến bị giựt hụi: Con nợ giựt hụi, hoặc nhiều con nợ giựt dẫn đến chủ hụi không thể bảo lãnh, trả nợ thay cho dây, gọi là bể hụi. Hoặc chính chủ hụi là người giựt. Rủi ro bị bể hụi lớn nhất là khoảng từ tháng 8 (cho ví dụ dây 12 tháng trên).

– Một số yếu tố để nhận diện rủi ro bể hụi, giựt hụi cao: 3 người đầu hốt hụi với số tiền hốt được thấp (bỏ cao), vì họ dễ mất thanh khoản trả nợ; Số tiền kêu gọi hụi cao, người tham gia lớn và không kiểm soát được các con hụi; về nguyên tắc số tiền Thảo (cho chủ nợ) càng thấp thì chủ nợ ít có động lực trả nợ thay, ngược lại chủ hụi nhận được tiền Thảo cao thì họ có động lực để bảo lãnh cho dây này và các dây sau. Tuy nhiên nếu 1 con nợ giựt thì chủ hụi còn có khả năng trả, nhưng từ 2 con nợ giựt thì chủ hụi không còn khả năng trả…

– Chơi hụi là hình thức rủi ro cao (high risk) nhưng lợi nhuận đem lại lại không cao (low return). Nếu chơi được nhiều dây hụi nhưng chỉ cần 1 lần bị giựt thì coi như toàn bộ lãi suất nhận được từ các lần đó cũng mất, quay trở về số vốn ban đầu.

– Chơi hụi nếu chơi chỉ nên chơi số tiền nhỏ, ở quy mô nhỏ. Hiện nay có nhiều kênh đầu tư đa dạng và lãi suất cao hơn hoặc an toàn hơn.

Scores: 4.5 (17 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 521 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *