Chủ thể nào được tham gia vào hợp đồng bảo hiểm?

Hợp đồng bảo hiểm là bằng chứng xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm hay còn gọi là hợp đồng song vụ, các bên trong tham gia vào hợp đồng bảo hiểm đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Vậy, Pháp luật kinh doanh bảo hiểm ở năm 2023 đã quy định những chủ thể nào được tham gia vào hợp đồng bảo hiểm? Hãy cùng công ty Luật Kiến Việt giải đáp thắc mắc về vấn đề này trong bài viết dưới đây:

Hợp đồng bảo hiểm là gì?

Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022, Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.

>> Có thể bạn quan tâm: Luật sư hợp đồng

Chủ thể tham gia hợp đồng bảo hiểm

Chủ thể nào được tham gia vào hợp đồng bảo hiểm

Chủ thể nào được tham gia vào hợp đồng bảo hiểm?

Doanh nghiệp bảo hiểm 

Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe (khoản 17 Điều 4 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022).

Doanh nghiệp muốn kinh doanh bảo hiểm phải có các điều kiện sau:

– Phải có đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp theo qui định của pháp luật;

– Phải có vốn điều lệ bằng hoặc cao hơn vốn pháp định;

– Phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản về việc cho phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

* Lưu ý: Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể trở thành doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải có tư cách pháp nhân với chế độ trách nhiệm hữu hạn, không phải trách nhiệm vô hạn. Vậy nên, chỉ có công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn mới có thể trở thành doanh nghiệp bảo hiểm (Điều 62 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022).

Bên mua bảo hiểm 

Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô và đóng phí bảo hiểm (khoản 24 Điều 4 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022).

Như vậy, bên mua bảo hiểm bao gồm các tổ chức và cá nhân. Đối với cá nhân thì phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi (phải đủ 18 tuổi trở lên) vì phải có đủ năng lực mới giao kết được hợp đồng. 

Bên được bảo hiểm 

Bên được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, sức khỏe, tính mạng, nghĩa vụ hoặc lợi ích kinh tế được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm (khoản 25 Điều 4 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022). 

Như vậy, bên được bảo hiểm không phải đóng phí bảo hiểm, pháp luật cũng không yêu cầu bên được bảo hiểm phải đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

Người thụ hưởng

Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm (khoản 26 Điều 4 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022).

Như vậy, cũng giống như bên được bảo hiểm, người thụ hưởng không phải đóng phí bảo hiểm, pháp luật cũng không yêu cầu người thụ hưởng phải đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

* Lưu ý: Bên mua bảo hiểm, bên được bảo hiểm, người thụ hưởng có thể là ba chủ thể khác nhau hoặc trùng nhau.

Các chủ thể trung gian

Chủ thể nào được tham gia vào hợp đồng bảo hiểm

Các thể trung gian gồm những chủ thể nào?

Những chủ thể này bao gồm đại lý bảo hiểmdoanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Các chủ thể trung gian chỉ được tham gia vào quan hệ hợp đồng bảo hiểm khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

* Đại lý bảo hiểm 

– Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm (Điều 124 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022). 

– Các hoạt động đại lý bảo hiểm: Căn cứ theo khoản 5 Điều 4 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022, hoạt động đại lý bảo hiểm là một hoặc một số hoạt động theo ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, bao gồm: 

+ Tư vấn sản phẩm bảo hiểm; 

+ Giới thiệu sản phẩm bảo hiểm; 

+ Chào bán sản phẩm bảo hiểm; 

+ Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm; 

+ Thu phí bảo hiểm; 

+ Thu thập hồ sơ để phục vụ việc giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm. 

* Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 

– Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan để thực hiện các hoạt động môi giới bảo hiểm (khoản 21 Điều 4 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022). 

– Các hoạt động môi giới bảo hiểm bao gồm: (khoản 6 Điều 4 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022) 

+ Hoạt động cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về loại hình bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, chương trình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam; 

+ Các hoạt động liên quan đến việc đàm phán, thu xếp giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm. 

>> Xem thêm: Quy đinh pháp luật 2023 về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Luật sư tư vấn về chủ thể được tham gia hợp đồng bảo hiểm

Từ những nội dung tư vấn trên, các bạn đã nắm được những quy định về các chủ thể được tham gia vào hợp động bảo hiểm theo Luật kinh doanh bảo hiểm mới nhất. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc có nhu cầu dịch vụ pháp lý, vui lòng liên hệ với công ty luật Kiến Việt để được cung cấp.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

Scores: 4.9 (20 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 509 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *