Dịch vụ luật sư tư vấn xử lý khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng. Với sự gia tăng của hoạt động kinh doanh và sáng tạo, việc bảo hộ sở hữu trí tuệ là vô cùng cần thiết. Bài viết này cung cấp các quy định pháp luật, trình tự, thủ tục liên quan để giúp bạn giải quyết các vấn đề khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Luật sư tư vấn xử lý khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Các hình thức xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là hành vi bất hợp pháp, không được sự cho phép của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, nhằm khai thác các đối tượng của sở hữu trí tuệ hoặc lợi dụng chúng. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022 (sau đây gọi tắt là Luật Sở hữu trí tuệ), các hình thức xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
- Xâm phạm quyền tác giả (Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ)
- Xâm phạm quyền liên quan (Điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ)
- Xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí (Điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ)
- Xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh (Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ)
- Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý (Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ)
Hậu quả pháp lý khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hậu quả pháp lý mà hành vi đó gây ra có thể rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyền lợi của người sáng tạo, chủ sở hữu và gây ra thiệt hại lớn về kinh tế. Các hậu quả đó có thể là:
- Giảm sút về thu nhập, lợi nhuận
- Tổn thất về cơ hội kinh doanh
- Thiệt hại về tinh thần, tài sản
- Tổn thất về chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại
Quy trình xử lý khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Quy trình xử lý khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Hồ sơ chuẩn bị
- Đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm
- Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (nếu có)
- Tài liệu chứng cứ chứng minh theo quy định tại Điều 76,77, 78 Nghị định 17/2023/NĐ-CP và Điều 90, 91, 92 Nghị định 65/2023/NĐ-CP
Trình tự thực hiện
- Bước 1: Nộp đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quy định tại Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan sau đây có thẩm quyền giải quyết:
- Tòa án
- Thanh tra
- Quản lý thị trường
- Hải quan
- Công an
- Ủy ban nhân dân các cấp
- Bước 2: Khi nhận được đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm, nếu thấy yêu cầu xử lý thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác thì cơ quan nhận đơn hướng dẫn để người nộp đơn thực hiện việc nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền hoặc chuyển đơn cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp chưa đủ tài liệu, chứng cứ thì cơ quan xử lý hành vi xâm phạm yêu cầu nộp bổ sung.
- Bước 3: Xử lý hành vi xâm phạm khi có căn cứ, theo văn bản của cơ quan xử lý hành vi xâm phạm.
Tham khảo thêm: Thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án
Các biện pháp phòng ngừa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Biện pháp phòng ngừa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Để phòng ngừa việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
- Áp dụng biện pháp công nghệ bảo vệ quyền trên cơ sở quy định tại Điều 61 Nghị định 17/2023/NĐ-CP (biện pháp sử dụng bất kỳ kỹ thuật, công nghệ, thiết bị hoặc linh kiện nào trong quá trình hoạt động bình thường có chức năng chính nhằm bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan đối với hành vi được thực hiện mà không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan).
- Áp dụng biện pháp công nghệ hữu hiệu (biện pháp công nghệ bảo vệ quyền mà chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan kiểm soát việc sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa thông qua các ứng dụng kiểm soát truy cập, quy trình bảo vệ hoặc cơ chế kiểm soát sao chép).
- Đăng ký bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ
- Đưa thông tin quản lý quyền hoặc các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, chủ sở hữu, văn bằng bảo hộ, phạm vi, thời hạn bảo hộ và các thông tin khác liên quan.
Vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Luật sư đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, giúp các cá nhân và tổ chức tối đa hóa lợi ích từ các sáng tạo của chính mình. Các vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ có thể được kể đến như:
- Xác định loại hình bảo hộ phù hợp
- Hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ:
- Đánh giá rủi ro, xây dựng các biện pháp phòng ngừa xâm phạm sở hữu trí tuệ và các chiến lược lâu dài
- Đại diện cho khách hàng trong các vụ kiện, đàm phán, thương lượng để bảo vệ quyền lợi khi có tranh chấp sở hữu trí tuệ
Ngoài ra, các vấn đề xoay quanh quyền sở hữu trí tuệ đặc biệt là các quy định của pháp luật còn nhiều mới mẻ, phức tạp và rất khó để nắm bắt. Vì vậy, để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho bản thân cùng với các lợi ích mà chúng mang lại, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ cần tìm đến sự hỗ trợ của luật sư am hiểu trong lĩnh vực này để được bảo đảm không bị vướng vào các vấn đề pháp lý liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Luật sư tư vấn xử lý khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Dịch vụ Luật sư tư vấn xử lý khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật về sở hữu trí tuệ, chúng tôi cam kết hỗ trợ các bạn tận tình trong những vấn đề như:
- Tư vấn các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ
- Tư vấn các biện pháp bảo vệ, phòng ngừa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
- Tư vấn quy trình, thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
- Tư vấn quy trình, thủ tục xử lý khi bị xâm phạm sở hữu trí tuệ
- Thay bạn tham gia tố tụng trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Quyền sở hữu trí tuệ là tài sản vô hình quý giá của mỗi chủ thể sáng tạo. Khi đối mặt với tình trạng xâm phạm, đừng để những hành vi đó làm ảnh hưởng đến công sức và tâm huyết mà bạn đã bỏ ra. Hãy chủ động bảo vệ quyền lợi của mình và tìm kiếm giải pháp xử lý phù hợp bằng cách liên hệ qua số hotline 0386.579.303 để được luật sư tư vấn hỗ trợ chi tiết khi gặp phải tình huống tương tự.
Một số bài viết liên quan có thể bạn đọc quan tâm:
- Tư vấn giải quyết tranh chấp vi phạm nhãn hiệu, tên miền
- Luật sư tư vấn bảo hộ phát minh, sáng chế cho doanh nghiệp