Hướng dẫn thủ tục khởi kiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Hiểu rõ thủ tục khởi kiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các đương sự. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan như thời hiệu, các phương thức, hồ sơ, quy trình, thủ tục… rất phức tạp và gây nhiều khó khăn cho người dân. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết về trình tự, thủ tục giải quyết tranh nêu trên để giúp các đương sự thực hiện việc khởi kiện được thuận lợi, nhanh chóng và đúng quy định pháp luật.

Thủ tục khởi kiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Thủ tục khởi kiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Quyền sở hữu trí tuệ là một khái niệm bao quát, bảo vệ những sản phẩm tinh thần độc đáo được tạo ra bởi con người. Phạm vi bảo hộ của sở hữu trí tuệ rất rộng, bao gồm:

  • Quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học;
  • Quyền liên quan đến quyền tác giả như quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm;
  • Quyền sở hữu công nghiệp như sáng chế, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, thiết kế bố trí mạch tích hợp, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;
  • Quyền đối với giống cây trồng.

Nhờ có quyền sở hữu trí tuệ, các nhà sáng tạo có thể bảo vệ thành quả lao động của mình, khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới.

Khi có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, việc khởi kiện cần chú ý các quy định hiện hành về:

  • Thời hiệu khởi kiện;
  • Thẩm quyền giải quyết;
  • Chi phí khởi kiện;
  • Rủi ro khi khởi kiện.

Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thường gặp

Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thường gặp gồm:

  • Sao chép, nhân bản tác phẩm (sách, bài hát, hình ảnh, video…) mà không được sự cho phép của tác giả.
  • Sửa đổi, cắt ghép tác phẩm gốc mà không có sự đồng ý của tác giả.
  • Sản xuất, bán hàng hóa sử dụng công nghệ đã được cấp bằng sáng chế mà không có sự cho phép của chủ sở hữu.
  • Sản xuất sản phẩm có hình dáng, cấu tạo tương tự sản phẩm đã được cấp bằng sáng chế.
  • Sử dụng nhãn hiệu giống hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký.
  • Tạo ra nhãn hiệu bắt chước nhãn hiệu nổi tiếng.
  • Sử dụng nhãn hiệu giả để đánh lừa người tiêu dùng.
  • Sao chép hình dáng, hoa văn, màu sắc của sản phẩm đã được bảo hộ thiết kế công nghiệp.

Các vấn đề cần lưu ý khi khởi kiện

Các vấn đề cần lưu ý khi khởi kiện tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ

Các vấn đề cần lưu ý khi khởi kiện tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ

Thời hiệu khởi kiện

Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành không có quy định riêng về thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp về sở hữu trí tuệ, do đó các quy định áp dụng về thời hiệu, thời điểm xác tính thời hiệu khởi kiện sẽ được áp dụng theo quy định của luật chung là Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự.

Phụ thuộc vào từng tranh chấp cụ thể và việc xác định bản chất của tranh chấp mà việc áp dụng thời hiệu sẽ có sự khác nhau. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng liên quan đến sở hữu trí tuệ và yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Chi phí khởi kiện

Chi phí khởi kiện bao gồm:

  • Án phí tòa án
  • Chi phí thuê luật sư
  • Chi phí chứng minh vụ việc

Thẩm quyền

Căn cứ vào Điều 30, 36, 37 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

  • Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ mang tính chất dân sự thuần tuý.
  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài như tài sản tranh chấp ở nước ngoài hoặc đương sự ở nước ngoài.
  • Nếu tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ có mục đích lợi nhuận thì toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết.

Về thẩm quyền theo lãnh thổ, đối với tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, tòa án có thẩm quyền là tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc nếu bị đơn là cá nhân, hoặc nơi bị đơn có trụ sở nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức.

Rủi ro khi khởi kiện

Việc khởi kiện để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là một quá trình pháp lý phức tạp và tốn kém. Bên cạnh những lợi ích rõ ràng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp, ngăn chặn hành vi xâm phạm, việc khởi kiện cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro mà chúng ta cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Các rủi ro thường thấy là:

  • Mất nhiều thời gian.
  • Chi phí khởi kiện có thể rất cao.
  • Không chắc chắn về kết quả.
  • Ảnh hưởng đến uy tín.

Trình tự, thủ tục khởi kiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Hồ sơ

Hồ sơ khởi kiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

  • Bằng chứng chứng minh quyền sở hữu và hành vi vi phạm
  • Đơn khởi kiện theo mẫu
  • Tài liệu chứng cứ liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và tranh chấp phát sinh
  • Giấy tờ pháp lý cá nhân của bên khởi kiện.
  • Văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nơi thường trú (tạm trú) của người bị kiện (nếu có).
  • Các giấy tờ liên quan khác.

Thủ tục

  1. Bước 1: Gửi đơn khởi kiện: Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện và các tài liệu liên quan đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền..
  2. Bước 2: Tòa án tiếp nhận và thụ lý vụ án: Tòa án sẽ xem xét đơn khởi kiện và các tài liệu liên quan, sau đó quyết định có thụ lý vụ án hay không.
  3. Bước 3: Tiến hành tố tụng: Tòa án sẽ tiến hành các hoạt động tố tụng như triệu tập các bên tham gia tố tụng, tiến hành hòa giải, thu thập chứng cứ, mở phiên tòa xét xử và ra quyết định.
  4. Bước 4: Thi hành án: Sau khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, đương sự đề nghị cơ quan thi hành án tiến hành việc thi hành án.

Tham khảo thêm: Thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án

Luật sư tư vấn khởi kiện tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ

Dịch vụ tư vấn về khởi kiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ 

Dịch vụ tư vấn về khởi kiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ  

Để đảm bảo quyền lợi của mình trong giải quyết tranh chấp hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, người dân nên tìm đến sự trợ giúp của luật sư. Luật sư sẽ hỗ trợ bạn trong các vấn đề sau:

  • Luật sư sẽ đại diện cho bạn tham gia tố tụng.
  • Luật sư sẽ tư vấn cho bạn về các quy định pháp luật liên quan, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, các thủ tục pháp lý.
  • Luật sư sẽ soạn thảo các văn bản pháp lý như đơn kiện
  • Luật sư sẽ thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền lợi của bạn.

Tham khảo thêm: Dịch vụ luật sư tư vấn xử lý khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Thủ tục khởi kiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thường bao gồm nhiều bước. Việc tuân thủ đúng các trình tự, thủ tục pháp lý là điều kiện tiên quyết để đảm bảo quá trình khởi kiện diễn ra suôn sẻ và đạt được kết quả mong muốn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc có nhu cầu tư vấn pháp lý liên quan đến trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, hãy liên hệ với luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ của chúng tôi qua số điện thoại 0386579303 để được hỗ trợ chi tiết và cụ thể hơn.

Scores: 4.4 (12 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 521 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *