Giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu đã được bảo hộ

Giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu đã được bảo hộ nhanh chóng, hiệu quả sẽ giúp chủ sở hữu nhãn hiệu bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình đồng thời xử lý nghiêm hành vi của người vi phạm. Bài viết dưới đây hướng dẫn đưa ra những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp nhãn hiệu, quy trình giải quyết tranh chấp, các cách thức để chủ sở hữu bảo vệ nhãn hiệu của mình theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ để bạn tham khảo.

Giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu đã được bảo hộ

Giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu đã được bảo hộ

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp nhãn hiệu

Tranh chấp nhãn hiệu là những mâu thuẫn, xung đột về quyền và lợi ích giữa hai hay nhiều bên có liên quan đến nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ. Một số nguyên nhân dẫn đến tranh chấp nhãn hiệu như sau:

Các doanh nghiệp đưa sản phẩm, dịch vụ ra thị trường mà không tiến hành đăng ký nhãn hiệu khiến cho việc bảo hộ nhãn hiệu gặp khó khăn bởi theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chỉ được xác lập dựa trên quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan có thẩm quyền.

Chủ sở hữu chưa thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì đã bị chủ thể khác đăng ký bảo hộ trước với mục đích là:

  • Ngăn cản chủ đầu tư nhãn hiệu có quyền bảo vệ nhãn hiệu của mình;
  • Đầu cơ thương hiệu để bán lại thương hiệu cho chủ thương hiệu;
  • Doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở là bên mua/nhận chuyển nhượng nhưng lại đi đăng ký để chiếm quyền sở hữu của chủ đầu tư.

Quy trình giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu đã được bảo hộ

Giai đoạn trước khởi kiện

Việc xảy ra tranh chấp nhãn hiệu có thể làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của một bên. Trong trường hợp này bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có. Các bên có thể thương lượng, hòa giải với nhau để giải quyết tranh chấp dựa trên tinh thần thiện chí. Giải quyết tranh chấp bằng hai phương thức này sẽ giúp các bên tiết kiệm được chi phí và không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý. Tuy nhiên, kết quả của thương lượng, hòa giải phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên.

Giai đoạn khởi kiện

Nếu việc thương lượng, hòa giải không đạt được kết quả, bên bị vi phạm có thể khởi kiện ra tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp nhãn hiệu. Theo đó, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chủ nhãn hiệu yêu cầu thẩm định nhãn hiệu để đánh giá nhãn hiệu của mình có bị xâm phạm hay không.

Bước 2: Sau khi có kết quả thẩm định, chủ nhãn hiệu gửi thông báo cho bên vi phạm yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm. Nếu bên vi phạm không dừng hành vi vi phạm thì chủ nhãn hiệu có quyền khởi kiện ra tòa án.

Bước 3: Nộp hồ sơ khởi kiện

Hồ sơ khởi kiện bao gồm:

  • Đơn khởi kiện;
  • Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng nhãn hiệu;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu chủ sở hữu là doanh nghiệp;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân nếu chủ sở hữu là cá nhân;
  • Chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm;
  • Thông tin của bên vi phạm;
  • Thông báo yêu cầu chấm dứt vi phạm;
  • Tài liệu khác…

Bước 4: Tòa án tiến hành điều tra, xác minh vụ việc và giải quyết vụ án

Giai đoạn kháng cáo, thi hành án

Nếu các bên tranh chấp không đồng tình với bản án, quyết định của tòa án; bản án, quyết định không đúng với quy định của pháp luật thì có quyền kháng cáo. Đối với đương sự có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo bản án là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo là 15 ngày tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết. Sau thời gian trên nếu không có kháng cáo thì bản án, quyết định sẽ có hiệu lực thi hành.

Một số lưu ý khi giải quyết tranh chấp

Lưu ý giải quyết tranh chấp nhãn hiệu

Lưu ý giải quyết tranh chấp nhãn hiệu

Để xử lý tranh chấp nhãn hiệu một cách hiệu quả, các bên tranh chấp cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chủ sở hữu nhãn hiệu cần tìm hiểu và nắm rõ quyền sở hữu trí tuệ của mình để có căn cứ bảo vệ quyền lợi khi có hành vi xâm phạm;
  • Cần thu thập các bằng chứng có thể sử dụng trong vụ kiện để chứng minh quyền sở hữu trí tuệ của mình;
  • Nắm rõ thông tin về đối thủ tranh chấp bao gồm tên, địa chỉ, lĩnh vực hoạt động, quyền sở hữu trí tuệ;…
  • Xem xét lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp phù hợp dựa trên tính chất, quy mô của tranh chấp. Các phương thức chủ sở hữu nhãn hiệu có thể lựa chọn là thương lượng, hòa giải, trọng tài hoặc khởi kiện ra tòa án.
  • Tính toán các khoản chi phí phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp để có hướng xử lý hợp lý.
  • Lưu ý thời hạn yêu cầu xử lý vi phạm, thời hạn khởi kiện để tránh trường hợp hết hạn giải quyết vụ việc, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ sở hữu.
  • Sử dụng dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ nếu gặp khó khăn trong việc xử lý tranh chấp.

Các cách thức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu

Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể áp dụng các biện pháp sau để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình, bao gồm:

  1. Đăng ký nhãn hiệu

Đăng ký nhãn hiệu là biện pháp hữu hiệu giúp chủ sở hữu xác lập quyền hợp pháp đối với nhãn hiệu. Khi được cấp giấy chứng nhận, chủ sở hữu có toàn quyền sử dụng nhãn hiệu và có quyền ngăn cấm tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của mình.

  1. Tự bảo vệ

Căn cứ Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2022), chủ thể quyền đối với nhãn hiệu có quyền áp dụng các biện pháp sau để bảo vệ quyền của mình:

  • Áp dụng biện pháp công nghệ bảo vệ quyền, đưa thông tin quản lý quyền hoặc áp dụng các biện pháp công nghệ khác nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm nhãn hiệu;
  • Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, gỡ bỏ và xóa nội dung vi phạm trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
  • Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm theo quy định pháp luật;
  • Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
  • Biện pháp dân sự

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, tòa án và cơ quan có thẩm quyền có thẩm quyền áp dụng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự để xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Các biện pháp được pháp luật ghi nhận bao gồm:

  • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu;
  • Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  • Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  • Buộc bồi thường thiệt hại;
  • Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại, không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ sở hữu.
  • Xử phạt hành chính

Theo quy định tại Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ, các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

  • Cảnh cáo
  • Phạt tiền
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
  • Đình chỉ hoạt động có thời hạn
  • Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện

Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của Chính phủ.

Biện pháp hình sự:Cá nhân, pháp nhân thương mại thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, căn cứ vào Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 chủ thể có hành vi vi phạm có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, phạt tù, cải tạo không giam giữ, đình chỉ hoạt động có thời hạn tùy theo từng trường hợp.

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu đã được bảo hộ

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp nhãn hiệu

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp nhãn hiệu

Luật Kiến Việt sở hữu đội ngũ luật sư chất lượng cao chuyên về sở hữu trí tuệ, do vậy, khi gặp tranh chấp bạn có thể liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ các vấn đề sau:

  • Tư vấn pháp lý về nhãn hiệu;
  • Tư vấn các loại tranh chấp về nhãn hiệu;
  • Tư vấn nguyên nhân dẫn đến tranh chấp nhãn hiệu;
  • Tư vấn các cách thức giải quyết tranh chấp;
  • Đại diện tham gia thương lượng, hòa giải;
  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện tại tòa án;
  • Làm việc với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp;
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý khác.

Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu phát sinh khi quyền và lợi ích hợp pháp của một trong các bên bị xâm phạm. Việc xác định nguyên nhân tranh chấp, quy trình giải quyết tranh chấp nhanh chóng, hiệu quả là cách để dung hòa lợi ích của các bên. Do vậy, bạn có thể liên hệ luật sư tư vấn bảo hộ nhãn hiệu cho doanh nghiệp của công ty Luật Kiến Việt qua hotline 0386579303 để được luật sư hỗ trợ tư vấn cụ thể.

Scores: 4.3 (19 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 521 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *