Đối tượng nào phải áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

Đối tượng nào phải áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là thắc mắc của nhiều người. Theo quy định của pháp luật hiện hành, biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là một hình thức xử lý được áp dụng đối với người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật, nhằm mục đích giáo dục, cải tạo và giúp họ hòa nhập lại với cộng đồng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn các đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, thủ tục áp dụng, thẩm quyền áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng…

Đối tượng phải áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

Đối tượng phải áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

Theo Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bởi khoản 47 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:

  • Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.
  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, trừ những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự.
  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
  • Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Tham khảo thêm: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm hình sự khi nào

Các trường hợp không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

Căn cứ Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bởi khoản 47 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 các trường hợp không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:

  • Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
  • Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
  • Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Thẩm quyền quyết định đưa người vào trường giáo dưỡng

  • Theo Điều 99 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú là người có thẩm quyền đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người chưa thành niên vi phạm có nơi cư trú ổn định. Đối với người không có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
  • Theo Điều 100 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Thủ tục đưa người đã có quyết định vào trường giáo dưỡng

Dựa vào quy định của Điều 13 Nghị định 140/2021/NĐ-CP về hồ sơ và thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, quy trình này bao gồm các bước sau:

Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
  • Hồ sơ bao gồm văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và tài liệu liên quan theo quy định tại Điều 99 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Bước 2: Chuyển hồ sơ cho công an cấp huyện

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển hồ sơ đến Trưởng Công an cấp huyện.
  • Hồ sơ được xem xét theo quy định của Điều 99 Luật Xử lý vi phạm hành chính được hướng dẫn tại Nghị định 140/2021/NĐ-CP.

Bước 3: Chuyển hồ sơ cho tòa án nhân dân cấp huyện

  • Trưởng Công an cấp huyện chuyển hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp huyện để xem xét và quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
  • Nếu Công an cấp huyện hoặc Công an tỉnh trực tiếp lập hồ sơ thì chuyển hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp huyện. Hồ sơ này gồm văn bản đề nghị của Trưởng Công an cấp huyện hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh và các tài liệu kèm theo theo quy định của Điều 99 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
  • Hồ sơ được đánh bút lục theo quy định, đảm bảo tính pháp lý và trách nhiệm.

Quyền và nghĩa vụ của người bị đưa vào trường giáo dưỡng

Quyền của người bị đưa vào trường giáo dưỡng

  • Người bị đưa vào trường giáo dưỡng có quyền được đối xử nhân đạo, không bị tra tấn, hành hạ hoặc đối xử tàn ác, phi nhân đạo hoặc hạ nhục.
  • Có quyền được chăm sóc y tế đầy đủ, được bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần.
  • Người bị đưa vào trường giáo dưỡng có quyền được học tập, được cung cấp các chương trình giáo dục phù hợp với lứa tuổi và khả năng của mình.
  • Có quyền được tham gia các hoạt động lao động, học nghề để rèn luyện kỹ năng và chuẩn bị cho cuộc sống sau này.
  • Được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, đọc sách, báo, xem truyền hình và các hoạt động vui chơi giải trí khác.
  • Người bị đưa vào trường giáo dưỡng có quyền được gặp thân nhân nhân; được liên lạc với gia đình, người thân và được nhận quà theo quy định của pháp luật.
  • Được khen thưởng nếu chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy trường giáo dưỡng, có kết quả cao trong xếp loại học tập, rèn luyện, học nghề và lao động.
  • Nếu cho rằng quyền lợi của mình bị xâm phạm, họ có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của người bị đưa vào trường giáo dưỡng

  • Người bị đưa vào trường giáo dưỡng phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của nhà trường.
  • Có nghĩa vụ tham gia đầy đủ các hoạt động học tập, lao động theo quy định.
  • Người bị đưa vào trường giáo dưỡng cần rèn luyện đạo đức, thái độ tích cực để cải tạo bản thân.
  • Có nghĩa vụ phải tôn trọng quyền lợi của những người khác trong trường giáo dưỡng.

Luật sư tư vấn biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

Luật sư tư vấn trường hợp bị đưa vào trường giáo dưỡng

Luật sư tư vấn trường hợp bị đưa vào trường giáo dưỡng

Công ty Luật Kiến Việt là một công ty tư vấn pháp lý, cung cấp các dịch vụ pháp lý đa dạng. Sở hữu đội ngũ luật sư kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc pháp luật Việt Nam, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề sau:

  • Tư vấn đối tượng, trường hợp bị đưa vào trường giáo dưỡng;
  • Tư vấn, kiểm tra tính hợp pháp của trình tự, thủ tục đưa vào trường giáo dưỡng;
  • Tư vấn quyền và nghĩa vụ của người bị đưa vào trường giáo dưỡng;
  • Tư vấn khiếu nại, khởi kiện, bảo vệ quyền lợi người chưa thành niên;
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý khác theo yêu cầu.

Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là một hình thức giáo dục đặc biệt dành cho trẻ em và thanh thiếu niên vi phạm pháp luật. Quyết định đưa một người vào trường giáo dưỡng là một vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều yếu tố pháp lý và xã hội. Quý khách cần hỗ trợ về vấn đề này vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn luật hình sự Luật Kiến Việt qua hotline 0386579303 để được hướng dẫn kịp thời.

Scores: 4 (16 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 539 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *