Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam

 

 

Quốc tịch là mối liên hệ pháp lý giữa cá nhân đối với nhà nước nhất định, biểu hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đó được pháp luật của Nhà nước quy định và bảo đảm thực hiện. Công dân Việt Nam có quyền xin thôi quốc tịch Việt Nam. Vậy Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam là gì và cách viết như thế nào? hãy cùng Công ty Luật Kiến Việt tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam là gì?

Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam
Xin thôi quốc tịch Việt Nam

Điều 1 Luật Quốc tịch 2008 quy định: “Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam”. Như vậy, thôi quốc tịch là không còn quốc tịch do xin thôi quốc tịch và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận.

Khoản 1 Điều 27 Luật Quốc tịch 2008 quy định: “Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam.”

Có thể thấy, việc thôi quốc tịch Việt Nam là hoàn toàn xuất phát từ sự tự nguyện của công dân Việt Nam. Nó được thể hiện bằng đơn với mục đích để nhập quốc tịch nước ngoài; hoặc đã có quốc tịch nước ngoài; hoặc đang có quốc tịch Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài. Mà thông qua các lý do trên để nay tự nguyện xin thôi quốc tịch Việt Nam; nhằm được hưởng quyền lợi của nước mà họ đang là công dân. Tuy nhiên, không phải cứ ai có đơn xin thì đều được Chủ tịch nước xem xét; quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam.

Những nội dung của đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam

Đơn xin thôi quốc tịch sẽ bao gồm một số nội dung chính như họ tên người làm đơn (và con chưa thành niên sinh sống cùng nếu có), ngày tháng năm sinh, nơi đăng ký khai sinh, quốc tịch nước ngoài (nếu có), số hộ chiếu Việt Nam, CMND/CCCD, nơi cư trú hiện nay, ngày tháng năm xuất cảnh, nơi cư trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh, lý do xin thôi quốc tịch, lời cam đoan và chữ ký người làm đơn.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, hồ sơ xin thôi quốc tịch bao gồm những giấy tờ sau:

– Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam;

– Bản khai lý lịch;

– Bản sao Hộ chiếu Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác quy định tại Điều 11 của Luật Quốc tịch Việt Nam 2008;

– Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

– Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này;

– Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp;

– Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì còn phải nộp giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Bên cạnh đó, trường hợp công dân Việt Nam không thường trú ở trong nước thì không phải nộp các giấy tờ:

– Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

– Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này;

– Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì còn phải nộp giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam
Mẫu đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam

Tải mẫu đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam

Mẫu đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam

Lưu ý khi soạn đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam

Khi làm đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam, người làm đơn cần lưu ý một số điểm như sau:

– Họ, tên: Người yêu cầu phải viết hoa có dấu đầy đủ họ tên theo hộ chiếu hoặc các giấy tờ hợp lệ khác.

– Nơi sinh của người yêu cầu xin thôi quốc tịch Việt Nam:

+ Nếu sinh ra ở Việt Nam thì ghi theo 03 cấp hành chính: Xã – huyện – tỉnh ví dụ: Trạm y tế xã Đông Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau;

+ Nếu sinh ra ở nước ngoài thì ghi tên thành phố, nước đã đăng ký khai sinh ví dụ như thành phố Tokyo, Nhật Bản.

– Nơi đăng ký khai sinh: Tương tự như mục nơi sinh cũng ghi theo ba cấp hành chính nếu khai sinh ở Việt Nam hoặc tên thành phố, quốc gia đã khai sinh nếu khai sinh ở nước ngoài.

– Quốc tịch hiện nay: Ghi theo thông tin trong giấy tờ nhân thân.

+ Nếu quốc tịch nước ngoài thì ghi chính xác tên quốc gia mang quốc tịch theo phiên âm quốc tế hoặc tiếng Việt như Malaysia hoặc Ma-lai-xi-a.

+ Nếu có từ hai quốc tịch trở lên thì ghi rõ từng quốc tịch;

+ Nếu là người không có quốc tịch thì ghi là “không quốc tịch”.

– Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế: Ghi rõ tên, số của giấy tờ. 

Dịch vụ xin thôi quốc tịch Việt Nam uy tín

Từ những nội dung tư vấn trên, các bạn có thể hình dung được về đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam. Việc đăng ký xin thôi quốc tịch Việt Nam còn khá phức tạp, nếu bạn còn thắc mắc vui lòng liên hệ với Công ty Luật Kiến Việt để được cung cấp.

>> Có thể bạn quan tâm: Thủ tục người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam, Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

Scores: 4.5 (11 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 634 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *