Giải quyết tranh chấp đất rừng, đất lâm nghiệp là một quá trình pháp lý phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi giữa các bên liên quan. Trong bối cảnh tài nguyên rừng ngày càng trở nên quý giá và cần được bảo vệ, việc giải quyết tranh chấp đất rừng và đất lâm nghiệp càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các quy định pháp luật cũng như quy trình, hồ sơ giải quyết tranh chấp đất rừng, đất lâm nghiệp.
Giải quyết tranh chấp đất rừng, đất lâm nghiệp
Đất rừng, đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật
Trên cơ sở quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 Luật Đất đai 2024 và khoản 3 Điều 4 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, đất lâm nghiệp là loại đất sử dụng vào mục đích quản lý, bảo vệ và phát triển các loại đất rừng thuộc nhóm đất nông nghiệp, gồm:
- Đất rừng đặc dụng: là đất mà trên đó có rừng đặc dụng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, đất đã được giao để phát triển rừng đặc dụng
- Đất rừng phòng hộ: là đất mà trên đó có rừng phòng hộ theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, đất đã được giao để phát triển rừng phòng hộ
- Đất rừng sản xuất: là đất mà trên đó có rừng sản xuất theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, đất đã được giao, cho thuê, chuyển mục đích để phát triển rừng sản xuất
Phương thức giải quyết tranh chấp đất rừng, đất lâm nghiệp
Các phương thức giải quyết tranh chấp đất rừng, đất lâm nghiệp bao gồm:
- Tự hòa giải: theo quy định tại khoản 1 Điều 235 Luật Đất đai 2024, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải.
- Hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất trước khi khởi kiện theo Điều 235 Luật Đất đai 2024.
- Khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự (điểm b khoản 1 Điều 236 Luật Đất đai 2024)
Giải quyết tranh chấp đất rừng, đất lâm nghiệp tại Ủy ban nhân dân
Giải quyết tranh chấp đất rừng tại Ủy ban nhân dân
Hồ sơ
- Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai
- Giấy tờ, chứng cứ chứng minh/ liên quan đến nguồn gốc đất rừng, đất lâm nghiệp
Trình tự thực hiện
Theo quy định tại khoản 2 Điều 235 Luật Đất đai 2024, các bên thực hiện phương thức hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp quy định tại Điều 236 Luật Đất đai 2024. Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp được thực hiện như sau:
- Bước 1: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai. Thành phần Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai bao gồm: Chủ tịch/ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Hội đồng, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, công chức làm công tác địa chính, người sinh sống lâu năm biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất tranh chấp (nếu có). Tùy từng trường hợp, có thể mời đại diện tổ chức, cá nhân khác tham gia Hội đồng.
- Bước 2: Việc hòa giải tranh chấp đất đai được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai
- Bước 3: Lập biên bản hòa giải. Biên bản hòa giải phải có chữ ký của các bên hòa giải và có xác nhận hòa giải thành hoặc không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp. Trường hợp hòa giải không thành mà một hoặc các bên tranh chấp không ký vào biên bản thì Chủ tịch Hội đồng, các thành viên tham gia hòa giải phải ký vào biên bản, đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã và gửi cho các bên tranh chấp
Trình tự giải quyết tranh chấp đất rừng, đất lâm nghiệp tại Tòa án
Hồ sơ
- Đơn khởi kiện
- Biên bản hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân
- Chứng cứ, tài liệu chứng minh quyền sử dụng đất
- Giấy tờ chứng minh nhân thân của các bên liên quan
Trình tự thực hiện
Giải quyết tranh chấp đất rừng, đất lâm nghiệp tại Tòa án thực hiện bằng phương thức khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự theo Điều 236 Luật Đất đai 2024.
Trình tự giải quyết tại Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 gồm:
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 theo các hình thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính
- Gửi trực tiếp bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)
Bước 2: Tòa án thông báo cho người khởi kiện nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án để họ làm thủ tục nộp tiền Tạm ứng án phí theo khoản 1, 2 Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
Bước 3: Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí (khoản 3 Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
Bước 4: Tòa án tiến hành giải quyết tranh chấp đất rừng, đất lâm nghiệp theo trình tự, thủ tục được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 gồm các giai đoạn sau:
- Tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự
- Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.
- Trường hợp các bên không thỏa thuận được, Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử và ban hành bản án sơ thẩm.
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất rừng, đất lâm nghiệp
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất rừng, đất lâm nghiệp
Trong bối cảnh tranh chấp đất rừng, đất lâm nghiệp ngày càng phức tạp, vai trò của luật sư tư vấn là vô cùng quan trọng. Với kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn, đội ngũ Luật Kiến Việt sẽ hỗ trợ bạn các vấn đề như:
- Tư vấn pháp luật về đất đai
- Tư vấn thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu đất rừng, đất lâm nghiệp
- Tư vấn các phương thức giải quyết tranh chấp đất rừng, đất lâm nghiệp
- Thay bạn tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp tại Tòa án
- Tư vấn, hỗ trợ khiếu nại, tố cáo các hành vi xâm phạm quyền sở hữu đất rừng, đất lâm nghiệp
Sự hỗ trợ kịp thời và chuyên nghiệp của luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai của Luật Kiến Việt không chỉ giúp giải quyết tranh chấp đất rừng, đất lâm nghiệp một cách hiệu quả mà còn đảm bảo tối đa lợi ích hợp pháp của đương sự. Nếu bạn đang đối mặt với vụ việc tương tự, đừng ngần ngại gọi Luật sư đất đai chúng tôi qua số hotline 0386579303 để được tư vấn chi tiết.