Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất bằng phương thức phù hợp là điều cần thiết khi có tranh chấp xảy ra. Theo đó, hiện nay góp vốn là một hoạt động khá quen thuộc, diễn ra rất phổ biến trong đời sống hằng ngày giữa các cá nhân, các doanh nghiệp với nhau. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức pháp lý cơ bản liên quan đến tranh chấp hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và những lưu ý khi xảy ra tranh chấp tại Tòa án.

Tranh chấp hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Tranh chấp hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, cụ thể:

  • Tranh chấp do một trong hai bên không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng;
  • Tranh chấp do quy định pháp lý trong hợp đồng không rõ ràng, gây mâu thuẫn quyền và lợi ích của các bên;
  • Tranh chấp do người quyền sử dụng đất nhiều người đứng tên nhưng hợp đồng thế chấp chỉ đứng tên một người, những người khác không đồng ý hoặc không có văn bản thỏa thuận khác;
  • Do một trong hai bên chỉ quan tâm đến lợi nhuận, lợi ích của mình mà vi phạm và phá vỡ các thoả thuận hoặc không thực hiện theo hợp đồng;

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng, các bên có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:

Thương lượng

Đây là phương thức thường được sử dụng nhiều trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng. Bởi lẽ, điểm mạnh của thương lượng là các bên có thể tiến hành bằng cách gặp mặt trao đổi trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện khác như điện thoại, email, họp trực tuyến, v.v. , Do đó phương thức này rất linh hoạt, đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm. Tuy nhiên, bởi vì cơ chế giải quyết này không ràng buộc, do đó nếu hai bên không nghiêm túc thực hiện thì cũng không đem lại kết quả như mong đợi.

Hòa giải

Hoà giải là phương thức với sự tham gia của một bên thứ ba độc lập. Xét thấy, hòa giải có những ưu điểm và nhược điểm tương tự thương lượng, tuy nhiên có một số điểm khác như có sự tham gia của bên thứ ba độc lập để làm cầu nối giữa các bên trong quan hệ tranh chấp.

Giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án

Tòa án là nơi đại diện cho quyền lực tư pháp của nhà nước nên tính cưỡng chế thi hành là bắt buộc. Việc giải quyết cũng theo trình tự của pháp luật nên sẽ tác động đến quá trình kinh doanh hoặc sản xuất của một trong hai bên tranh chấp là điều khó tránh khỏi. Đặc biệt, khi giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án thì chi phí tốn kém hơn so với  các phương án còn lại. Bên cạnh đó, việc trải qua nhiều cấp xét xử sẽ ảnh hưởng đến tiền bạc và thời gian của những người tham gia tranh chấp.

Giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài thương mại

Nếu không sử dụng được hai phương án trên, hãy tìm kiếm trọng tài để giải quyết tranh chấp. Đặc biệt trọng tài phải là người có kinh nghiệm, có đủ kiến thức về vấn đề tranh chấp đó. Do đó đôi bên phải thực hiện theo phán quyết của trọng tài. Bên cạnh đó, phương thức giải quyết này sẽ giúp các bên tiết kiệm được thời gian, tiền bạc. Tuy nhiên, nhược điểm của phương án này đó là trọng tài không đại diện cho tư pháp nhà nước nên tính cưỡng chế thi hành các phán quyết khá hạn chế và cần sự tự giác của các bên.

Quy trình, thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất

khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Hồ sơ khởi kiện

Đơn khởi kiện (Mẫu đơn khởi kiện theo mẫu số 23 – Danh sách ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ- HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017);

Hồ sơ đính kèm đơn khởi kiện, căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, cụ thể:

  • Giấy tờ chứng thực cá nhân của người khởi kiện: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu…
  • Biên bản hòa giải (Nếu có);
  • Các giấy tờ khác liên quan tới việc khởi kiện hoặc thương lượng, hòa giải trước đó.

Trình tự, thủ tục giải quyết

  • Bước 1, cá nhân, tổ chức nộp đơn khởi kiện kèm theo đó là các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện;
  • Bước 2, cơ quan Tòa án thông báo kết quả giải quyết đơn khởi kiện. Nếu đơn khởi kiện đủ điều kiện thụ lý thì cơ quan Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí đối với đơn khởi kiện. Căn cứ thông báo, cá nhân, tổ chức đến Cơ quan Thi hành án nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí tòa án. Nếu không đủ điều kiện để giải quyết thì Tòa án sẽ có thông báo cho người nộp đơn (Căn cứ theo quy định tại Điều 191, Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015);
  • Bước 3, cá nhân, tổ chức nộp biên lai thu tiền tạm ứng đến Cơ quan Tòa án. Cơ quan Tòa án tiến hành thụ lý vụ án.
  • Bước 4, trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án (trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn)
  • Bước 5, đưa vụ án ra xét xử ở phiên tòa sơ thẩm và có bản án sơ thẩm.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Nếu bạn đang gặp phải tranh chấp hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, hãy liên hệ với luật sư để được hỗ trợ:

  • Tư vấn lựa chọn phương thức giải quyết phù hợp;
  • Tư vấn thủ tục khởi kiện tại tòa án;
  • Đại diện cho khách hàng tham gia hòa giải, thương lượng;
  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện và một số văn bản liên quan khác cho khách hàng;
  • Luật sư tư vấn pháp lý và đưa ra các giải pháp xử lý tranh chấp hợp đồng góp vốn quyền sử dụng đất hiệu quả;
  • Đại diện khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền;
  • Yêu cầu và hỗ trợ thủ tục thi hành bản án.

Việc tranh chấp hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất thường phát sinh khi một trong hai bên có hành vi cố ý vi phạm hợp đồng. Do đó, trước khi tiến hành ký kết hợp đồng, các bên cần phải tìm hiểu kỹ càng và cần sự trợ giúp pháp lý của luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đến với Luật Kiến Việt các bạn sẽ được tư vấn chuyên sâu về phương thức, hồ sơ cũng như quy trình để giải quyết tranh chấp. Nếu bạn cần luật sư tư vấn hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0386.579.303 để được tư vấn chi tiết.

Một số bài viết liên quan có thể bạn đọc quan tâm:

Scores: 4.9 (16 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 581 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *