Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê khoán tài sản

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê khoán tài sản là quá trình tìm cách tháo gỡ các bất đồng, mâu thuẫn xoay quanh việc phát sinh, thực hiện và chấm dứt hợp đồng thuê khoán. Các phương pháp giải quyết tranh chấp có thể kể đến như hòa giải, thương lượng hoặc khởi kiện ra Tòa án .Tranh chấp về hợp đồng thuê khoán tài sản có thể được xem là một loại tranh chấp dân sự. Để làm rõ các vấn đề xoay quanh nội dung trên cũng như trình tự, thủ tục thực hiện, mời các bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê khoán tài sản

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê khoán tài sản

Thế nào là tranh chấp hợp đồng thuê khoán tài sản?

Trước hết, định nghĩa hợp đồng thuê khoán tài sản được ghi nhận tại Điều 483,Bộ luật dân sự 2015 như sau: “Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê”. Như vậy, hiểu một cách đơn giản hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận của bên cho thuê tài sản và bên thuê mà bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê cho bên cho thuê.

Từ đó ta thấy rằng Tranh chấp hợp đồng thuê khoán là những mâu thuẫn, bất đồng, xung đột giữa các bên trong hợp đồng về việc thực hiện không đúng hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã ghi nhận trong hợp đồng thuê khoán như các bên đã thỏa thuận

Các loại tranh chấp hợp đồng thuê khoán tài sản thường gặp

Có nhiều nguyên nhân để dẫn tới các bên xảy ra tranh chấp hợp đồng thuê khoán tài sản. Vì vậy, các trường hợp tranh chấp hợp đồng thuê khoán tài sản thường rất đa dạng, phong phú, nhưng chủ yếu vẫn xoay quanh những vấn đề sau:

  • Thứ nhất, tranh chấp về nghĩa vụ của các bên. Tranh chấp có thể xuất phát từ việc bên cho thuê không bàn giao đối tượng cho thuê đúng thời hạn, không đảm bảo chất lượng khi bàn giao đối tượng như đã cam kết , thay đổi yêu cầu sử dụng của đối tượng cho thuê sau khi đã ký hợp đồng,… Hoặc có thể do lỗi của bên thuê như không thanh toán tiền thuê tài sản đúng hạn hay sử dụng đối tượng cho thuê không đúng mục đích gây ra thiệt hại cho tài sản đó.
  • Thứ hai, tranh chấp về giá thuê. Nguyên nhân tranh chấp do sự không nhất trí được giá cả của cả hai bên trong hợp đồng. Bên thuê yêu cầu giảm giá thuê do tài sản xuống cấp, hư hỏng,… trong khi bên cho thuê yêu cầu tăng giá thuê do giá cả thị trường tăng,…
  • Thứ ba, tranh chấp về thời hạn thuê. Thời hạn thuê khoán do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc có thỏa thuận nhưng không rõ ràng thì thời hạn thuê khoán được xác định theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh phù hợp với tính chất của đối tượng thuê khoán. Tuy nhiên, có những trường hợp đã có thỏa thuận nhưng bên thuê hoặc bên cho thuê muốn chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên.
  • Thứ tư, tranh chấp về việc trả lại tài sản thuê khoán. Không phải lúc nào, việc bàn giao tài sản thuê cũng đúng theo mong đợi của các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Có những trường hợp bên thuê tài sản không trả lại nhà sau khi hết hạn hợp đồng hoặc bên cho thuê không hoàn trả tiền cọc cho bên thuê khoán tài sản.

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê khoán tài sản

Tùy theo tính chất và mức độ phức tạp của vụ việc mà các bên lựa chọn phương thức giải quyết phù hợp, bao gồm:

  • Thứ nhất, phương thức Thương lượng. Đây là phương thức luôn được ưu tiên khi xảy ra tranh chấp, vì các bên có thể tự do thỏa thuận về vấn đề tranh chấp và phương hướng giải quyết chung mà hai bên đều có lợi. Các bên không cần lo lắng vấn đề bảo mật thông tin, tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức mà không cần trải qua nhiều trình tự thủ tục pháp lý. Tuy nhiên, kết quả thương lượng vẫn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên.
  • Thứ hai, phương thức Hòa giải. Đây là việc các bên tự do thỏa thuận với nhau thông qua một bên thứ ba để đi đến thống nhất cuối cùng. Cũng như biện pháp thương lượng, biện pháp hòa giải đòi hỏi 2 bên phải có thiện chí, và tôn trọng ý kiến lẫn nhau. Hoà giải thành hay không phụ thuộc vào ý chí của các bên và sự điều hoà, am hiểu, sự hỗ trợ của bên thứ ba. Kết quả hoà giải có thể là bắt buộc nếu được Tòa án công nhận theo Điều 419 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
  • Thứ ba, phương thức Trọng tài thương mại. Trường hợp một trong hai bên của hợp đồng thuê khoán tham gia hợp đồng có hoạt động thương mại, và hợp đồng có ghi nhận thỏa thuận trọng tài, trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyền giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên liên quan đến hợp đồng theo Luật Trọng tài thương mại 2010.
  • Thứ tư, khởi kiện ra Tòa án. Trong trường hợp các bên không thống nhất được cách giải quyết tranh chấp thì có thể yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết theo định của pháp luật. Kết quả của quá trình tố tụng là Toà án đưa ra bản án có giá trị pháp lý bắt buộc với các bên đương sự. Nếu các bên đương sự không tình nguyện thi hành thì sẽ được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước. Giải quyết tranh chấp thuê khoán tài sản tại Tòa án phải tuân thủ các thủ tục nghiêm ngặt do luật tố tụng quy định và có thể sẽ trải qua nhiều giai đoạn.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuê khoán tài sản

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuê khoán tài sản

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuê khoán tài sản

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Vì các tranh chấp về hợp đồng thuê khoán là một loại tranh chấp dân sự và được xem là tranh chấp về hợp đồng dân sự nên sẽ thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án.

Đồng thời, Điều 35 và Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 cũng phân định rõ thẩm quyền theo cấp của Tòa án bao gồm Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Thẩm quyền của các cơ quan này được quy định cụ thể như sau:

  • Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê khoán tài sản

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê khoán tài sản có quy trình như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, bao gồm:

  • Đơn khởi kiện;
  • Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của người khởi kiện là cá nhân; đăng ký kinh doanh/đăng ký thuế/ điều lệ của người khởi kiện là tổ chức (bản sao chứng thực);
  • Hợp đồng dân sự, các Phụ lục hợp đồng kèm theo, các hóa đơn, chứng từ chuyển tiền….(bản sao chứng thực);
  • Các tài liệu chứng cứ liên quan đến quan hệ hợp đồng; quá trình thực hiện hợp đồng và việc thực hiện/không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng của các bên;
  • Các tài liệu chứng cứ chứng minh thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng;

Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án.

Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức nộp trực tiếp tại Tòa án, gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 3: Thụ lý vụ án.

Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí, đương sự nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Tòa án thụ lý việc dân sự hoặc vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai này.

Bước 4: Chuẩn bị xét xử. Thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án được quy định như sau:

  • 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần nhưng không quá 02 tháng.
  • Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
  • Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải tiến hành lấy lời khai của đương sự, tiến hành các phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ hoặc định giá, ủy thác thu thập chứng cứ (nếu có).

Bước 5: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn mở phiên tòa có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

Trường hợp Bản án của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì Tòa án cấp trên trực tiếp xem xét và giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Theo đó, Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê khoán tài sản

Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê khoán

Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê khoán

Công ty Luật Kiến Việt hân hạnh cung cấp cho quý khách những dịch vụ sau đây:

  • Tư vấn cho các bên về các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng thuê khoán tài sản.
  • Giúp các bên hiểu rõ các điều khoản trong hợp đồng thuê khoán tài sản.
  • Tư vấn cho các bên về các phương án giải quyết tranh chấp hợp đồng.
  • Soạn thảo các văn bản pháp lý, chẳng hạn như đơn khởi kiện, đơn phản hồi, biên bản hòa giải,…
  • Tham gia bảo vệ quyền lợi cho thân chủ tại các phiên tòa, phiên hòa giải và các thủ tục giải quyết tranh chấp khác.
  • Luật sư có thể giúp các bên thương lượng để đạt được thỏa thuận giải quyết tranh chấp.

Hợp đồng thuê khoán là một loại hợp đồng dân sự mang nhiều đặc điểm riêng biệt, khác biệt so với các loại hợp đồng thuê tài sản thông thường,vì vậy, cần luật sư có chuyên môn cao để có thể giải quyết tranh chấp hợp đồng một cách nhanh chóng và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho khách hàng. Trên đây là bài viết chi tiết về tranh chấp hợp đồng thuê khoán tài sản cũng như trình tự, thủ tục và thẩm quyền giải quyết tranh chấp nêu trên. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay mong muốn hỗ trợ tư vấn, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Kiến Việt qua hotline 0386.579.303 để được cung cấp những dịch vụ tốt nhất.

Tham khảo thêm về: Dịch vụ luật sư tố tụng, tư vấn giải quyết tranh chấp

Scores: 4.1 (16 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 559 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *