Giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà không có công chứng

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà là quá trình tìm kiếm giải pháp cho các mâu thuẫn, bất đồng phát sinh giữa hai bên chủ nhà và bên thuê nhà hoặc có những vi phạm xảy ra trong hợp đồng thuê nhà mà. Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà là một việc tương đối phức tạp. Để làm rõ các nội dung liên quan đến vấn đề trên, xin gửi đến bạn đọc bài viết sau đây.

Giải quyết tranh chấp thuê nhà không có công chứng

Giải quyết tranh chấp thuê nhà không có công chứng

Hợp đồng thuê nhà có bắt buộc phải công chứng không?

Theo khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 quy định, trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Như vậy, hợp đồng cho thuê nhà ở phải được lập thành văn bản nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, trừ trường hợp có yêu cầu từ các bên của hợp đồng. Tuy nhiên khi thuê nhà nên công chứng hợp đồng thuê nhà để có thể đảm bảo quyền lợi của các bên trong quá trình thuê nhà.

Tham khảo thêm về: Dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng thuê nhà, cho thuê nhà

Một số tranh chấp trong hợp đồng thuê nhà

Tranh chấp trong thuê nhà

Tranh chấp trong thuê nhà

  • Mâu thuẫn về tiền thuê là một trong những lý do phổ biến khi có tranh chấp hợp đồng thuê xảy ra. Nguyên do có thể đến từ việc bên thuê không thanh toán tiền thuê đúng hạn, thanh toán không đầy đủ hoặc bên cho thuê tăng giá thuê trái với thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Một trong những lý do phổ biến xảy ra tranh chấp hợp đồng thuê nhà đó là tranh chấp về thời hạn thuê. Có thể đến từ việc bên thuê muốn chấm dứt hợp đồng trước hạn nhưng không bồi thường theo thỏa thuận hay bên cho thuê muốn chấm dứt hợp đồng trước hạn mà không có lý do chính đáng.
  • Tranh chấp về sửa chữa tài sản cho thuê cũng là một nguyên nhân gây ra tranh chấp hợp đồng thuê nhà. Vì là hợp đồng không có công chứng hoặc hợp đồng không quy định rõ điều khoản sửa chữa khi bị hư hỏng nên đôi bên thường tranh cãi Bên nào chịu trách nhiệm sửa chữa tài sản cho thuê khi tài sản đó bị thiệt hại và phạm vi sửa chữa, chi phí sửa chữa do ai chịu trách nhiệm.
  • Một số mâu thuẫn của hợp đồng thuê nhà lại xuất phát từ các tranh chấp về đặt cọc. Điển hình là việc bên cho thuê không trả lại tiền đặt cọc cho bên thuê khi hết hạn hợp đồng. Hoặc khi có thiệt hại tài sản cho thuê xảy ra thì bên cho thuê có được giữ tiền đặt cọc để bồi thường giá trị tài sản hay không.

Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà

Phương thức thương lượng

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống và lâu đời nhất. Đây là phương thức luôn được ưu tiên khi xảy ra tranh chấp, vì các bên có thể tự do thỏa thuận về vấn đề tranh chấp và phương hướng giải quyết chung mà hai bên đều có lợi. Các bên không cần lo lắng vấn đề bảo mật thông tin, tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức mà không cần trải qua nhiều trình tự thủ tục pháp lý. Tuy nhiên, kết quả thương lượng vẫn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên

Phương thức hòa giải

Hoà giải là việc các bên tự do thỏa thuận với nhau thông qua một bên thứ ba để đi đến thống nhất cuối cùng.

Cũng như biện pháp thương lượng, biện pháp hòa giải đòi hỏi 2 bên phải có thiện chí, được người hoà giải uốn nắn, chỉ ra cho các bên hiểu. Hoà giải thành hay không phụ thuộc vào ý chí của các bên và sự điều hoà, am hiểu, sự hỗ trợ của bên thứ ba.

Kết quả hoà giải có thể là bắt buộc nếu được Tòa án công nhận theo Điều 419 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Phương thức trọng tài thương mại

Trường hợp một trong hai bên của hợp đồng thuê nhà tham gia hợp đồng có hoạt động thương mại, và hợp đồng có ghi nhận thỏa thuận trọng tài, trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyền giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên liên quan đến hợp đồng theo Luật Trọng tài thương mại 2010.

Khởi kiện ra Tòa án

Trong trường hợp các bên không thống nhất được cách giải quyết tranh chấp thì có thể yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết theo định của pháp luật. Kết quả của quá trình tố tụng là Toà án đưa ra bản án có giá trị pháp lý bắt buộc với các bên đương sự. Nếu các bên đương sự không tình nguyện thi hành thì sẽ được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước. Giải quyết tranh chấp thuê nhà tại Tòa án phải tuân thủ các thủ tục nghiêm ngặt do luật tố tụng quy định và có thể sẽ trải qua nhiều giai đoạn.

Hồ sơ, thủ tục khởi kiện tranh chấp hợp đồng thuê nhà

Để đơn kiện được Tòa án thụ lý và giải quyết nhanh chóng, người khởi kiện nên chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ khởi kiện bao gồm đơn và các tài liệu chứng cứ minh thu thập được theo quy định tại khoản 4, khoản 5, Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Hồ sơ khởi kiện cần bao gồm các phần sau:

  • Đơn khởi kiện;
  • Bản sao giấy tờ tùy thân của bên khởi kiện như Căn cước công dân/ Chứng minh thư nhân dân. Nếu bên khởi kiện là tổ chức hay cơ quan thì phải có bản sao giấy tờ tùy thân của người đại diện cơ quan, tổ chức và Giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức đó;
  • Tài liệu có liên quan: Hợp đồng thuê nhà; …;
  • Tài liệu, chứng cứ trong việc các bên đã giải quyết bằng đàm phán, hòa giải như Biên bản thỏa thuận.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà.

Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà

Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà

  • Tư vấn các quy định pháp luật cụ thể về tranh chấp hợp đồng thuê nhà và giúp đương sự tìm ra hướng đi phù hợp nhất,
  • Soạn thảo các giấy tờ như đơn khởi kiện, đơn yêu cầu để giải quyết tranh chấp hợp đồng;
  • Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ để giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà;
  • Nộp đơn và hồ sơ tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng thuê nhà;
  • Tham gia vào vụ tranh chấp hợp đồng thuê nhà, bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ;
  • Các công việc liên quan khác.

Hợp đồng thuê nhà không công chứng vẫn có giá trị pháp lý, tuy nhiên sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc giải quyết tranh chấp. Khi tranh chấp hợp đồng thuê nhà xảy ra có thể áp dụng một số phương pháp như thương lượng, hòa giải, Tòa án,… để giải quyết. Ngoài ra có thể tham khảo ý kiến luật sư để được tư vấn cụ thể về cách giải quyết tranh chấp phù hợp với từng trường hợp. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến tranh chấp hợp đồng thuê nhà cần luật sư tố tụng tư vấn tranh chấp xin vui lòng liên hệ qua tổng đài hotline 038 657 9303 hoặc gửi tin nhắn ngay đến Fanpage của Luật Kiến Việt để được hỗ trợ một cách nhanh chóng!

Scores: 4.8 (13 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 521 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *