Tư vấn giải quyết tranh chấp trong hợp đồng nhượng quyền thương mại

Giải quyết tranh chấp trong hợp đồng nhượng quyền thương mại là quá trình xử lý những bất đồng phát sinh giữa các bên khi tham gia hợp đồng. Các tranh chấp thương mại ở Việt Nam diễn ra ngày càng nhiều với tính chất phức tạp hơn. Để có góc nhìn toàn diện về tranh chấp hợp đồng nhượng thương mại, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về những loại tranh chấp trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, cách giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhượng quyền thương mại và ai sẽ có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp này.

Giải quyết tranh chấp trong hợp đồng nhượng quyền thương mại

Giải quyết tranh chấp trong hợp đồng nhượng quyền thương mại

Tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại là gì?

Theo Điều 284 Luật Thương mại 2005, nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau:

  • Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
  • Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Từ đó, có thể hiểu tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại là những mâu thuẫn, xung đột giữa các bên trong quá trình giao kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại. Trong đó, hợp đồng nhượng quyền thương mại là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của bên nhượng quyền và bên nhận quyền để thực hiện việc nhượng quyền thương mại.

Các loại tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhượng quyền thương mại

Một số loại tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể kể đến như:

  • Tranh chấp về giá cả, chi phí nhượng quyền thương mại
  • Tranh chấp về việc chuyển giao quyền thương mại khi bên nhận quyền muốn chuyển giao quyền thương mại cho bên dự kiến nhận quyền khác
  • Tranh chấp về kiểm soát chất lượng
  • Tranh chấp khi sử dụng sai các quỹ dành cho quảng cáo
  • Tranh chấp từ những giao dịch thực hiện bởi bên nhận quyền
  • Tranh chấp về việc cung cấp sự trợ giúp kỹ thuật liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại
  • Tranh chấp về chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền
  • Tranh chấp về bảo hộ bí mật kinh doanh
  • Tranh chấp về việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại 

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại 

Theo Điều 317 Luật Thương mại, tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể được giải quyết theo 01 trong các phương thức sau:

Thương lượng giữa các bên

Trong phương thức này, các bên trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mình tự nguyện bàn bạc, thảo luận để tìm ra cách giải quyết chung thỏa mãn lợi ích của cả 2 bên. Đây là phương thức không có sự can thiệp của tổ chức trung gian.

Hòa giải giữa các bên:

Do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.

Phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải do các bên tự thỏa thuận và các bên được quyền chỉ định hòa giải viên làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp. Các bên có thể lựa chọn hòa giải theo Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại hoặc tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải hoặc theo trình tự, thủ tục mà hòa giải viên thương mại thấy phù hợp.

Chi tiết về hòa giải thương mại có thể tham khảo Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại

Giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án

Theo Luật Trọng tài thương mại 2010, thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại. Như vậy, giải quyết bằng Trọng tài được áp dụng khi có sự thoả thuận giữa các bên. Phán quyết trọng tài có tính chung thẩm: các bên không thể kháng cáo trước Tòa án hoặc các tổ chức nào khác.

Việc giải quyết tranh chấp bằng Toà án thường được coi như một giải pháp cuối cùng để giải quyết tranh chấp khi các phương thức thương lượng, hòa giải không có hiệu quả và các bên không muốn sử dụng.

Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Tòa án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Tòa án do pháp luật quy định.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng nhượng quyền thương mại

Việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng nhượng quyền thương mại được áp dụng đối với phương thức giải quyết bằng Tòa án. Trong đó, thẩm quyền giải quyết tranh chấp được xác định như sau:

Thẩm quyền theo vụ việc

Đối tượng thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại là quyền sở hữu trí tuệ, mà cụ thể là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp; hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Theo khoản 2 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận là những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

=> Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng nhượng quyền thương mại.

Thẩm quyền theo cấp

Theo điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự, tranh chấp liên quan đến hợp đồng nhượng quyền thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Thẩm quyền theo lãnh thổ

Tranh chấp về nhượng quyền thương mại là các tranh chấp không có đối tượng tranh chấp là bất động sản nên căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.

Vì sao phải sử dụng dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền

Tranh chấp liên quan đến nhượng quyền thương mại ngày càng trở nên phức tạp, đòi hỏi áp dụng nhiều quy định pháp luật khác nhau để giải quyết. Không những thế, khả năng phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại trong tương lai được dự đoán khá mạnh mẽ và đa dạng.

Vì vậy, việc sử dụng dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại của Công ty Luật Kiến Việt mang lại những lợi ích sau:

  • Hạn chế rủi ro
  • Tiết kiệm thời gian và công sức
  • Tuân thủ đúng trình tự, thủ tục pháp lý với cơ quan nhà nước
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tối đa cho khách hàng

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp trong hợp đồng nhượng quyền thương mại

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại

Từ bài viết trên, có thể thấy tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại phát sinh rất nhiều dạng. Việc sử dụng dịch vụ tư vấn giải quyết giúp khách hàng xác định đúng loại tranh chấp đang gặp phải và cách giải quyết phù hợp, tối ưu nhất.

Với đội ngũ Luật sư và cộng sự dày dặn kinh nghiệm trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, công ty Luật Kiến Việt tự tin là đơn vị có thể cung cấp cho Khách hàng dịch vụ pháp lý toàn diện, chính xác và kịp thời nhất.

Một số dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp trong hợp đồng nhượng quyền thương mại của Công ty Luật Kiến Việt như:

  • Tư vấn quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
  • Đại diện Khách hàng làm việc tham gia buổi thương lượng, hòa giải với các bên khi có tranh chấp phát sinh
  • Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước nếu tranh chấp giải quyết tại Tòa án
  • Hỗ trợ khách hàng tìm đơn vị hòa giải hoặc tổ chức trọng tài phù hợp.

Để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ những Luật sư tố tụng tư vấn giải quyết tranh chấp của Công ty Luật Kiến Việt, bạn có thể liên hệ qua số điện thoại, Zalo 0386 579 303 để được hỗ trợ kịp thời, hiệu quả

Scores: 4.72 (16 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 521 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *