Giao dịch tiền ảo tại Việt Nam có bị cấm hay không?

Hiện nay rất nhiều người thắc mắc về sự xuất hiện của thuật ngữ “tiền ảo”; vậy “tiền ảo là gì”? “Giao dịch tiền ảo” như thế nào, có bị pháp luật cấm hay không? Và khi xảy ra các vấn đề tranh chấp hay các vụ lừa đảo về vấn đề tiền ảo vẫn đang diễn ra như hiện nay thì có được pháp luật can thiệp để bảo vệ người bị hại và đồng thời xử lý hành vi vi phạm liên quan đến tiền ảo hay không? Đó là những nghi vấn chung của tất cả mọi người và cũng chính là những gì mà tác giả muốn làm rõ trong bài viết này.

Giao dịch tiền ảo tại Việt Nam có bị cấm hay không

Giao dịch tiền ảo tại Việt Nam

Tiền ảo là gì?

Khái niệm tiền ảo

Tiền ảo (Virtual Curency) là một loại tiền kỹ thuật số không được kiểm soát bởi Nhà nước mà được kiểm soát và phát hành bởi các nhà phát triển của nó và được sử dụng, chấp nhận giữa các thành viên của một cộng đồng ảo.

>> Cùng chuyên mục: Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch vô hiệu

Đặc điểm tiền ảo 

Tiền ảo gồm các đặc điểm sau:

  • Tiền ảo không tồn tại hữu hình 
  • Tiền ảo không được kiểm soát bởi Nhà nước mà được kiểm soát và phát hành bởi các nhà phát triển của nó
  • Tiền ảo được sử dụng, chấp nhận giữa các thành viên của một cộng đồng ảo. 
  • Sử dụng tiền ảo thông qua Internet
  • Được tạo ra không giới hạn
  • Không có sự tham gia của bên thứ ba
  • Tiền ảo có tính rủi ro cao

Phân biệt tiền ảo với tiền điện tử 

Tiêu chí phân biệt

Tiền ảo

Tiền điện tử

Khái niệm

Tiền ảo (Virtual Curency) là một loại tiền kỹ thuật số không được kiểm soát bởi Nhà nước mà được  kiểm soát và phát hành bởi các nhà phát triển của nó và được sử dụng, chấp nhận giữa các thành viên của một cộng đồng ảo.

Tiền điện tử là giá trị tiền tệ được lưu trữ trên một thiết bị điện tử được sử dụng phổ biến để thực hiện giao dịch thanh toán cho các tổ chức khác không phải là tổ chức phát hành.

Đặc điểm

  • Không phải là tiền pháp định
  • Không chịu sự kiểm soát của Nhà nước
  • Được sử dụng và chấp nhận thanh toán giữa các thành viên của một cộng đồng ảo nhất định
  • Không có sự tham gia của bên thứ ba
  • Là tiền pháp định
  • Chịu sự kiểm soát của Nhà nước
  • Được sử dụng phổ biến để thực hiện giao dịch thanh toán cho các tổ chức khác không phải là tổ chức phát hành
  • có sự tham gia của bên thứ ba là tổ chức phát hành

Chức năng

Thanh toán giao dịch

Dự trữ, trao đổi và hạch toán

Rủi ro

Rủi ro cao do không có chơ chế bảo đảm

Rủi ro thấp do có cơ chế bảo đảm

Quy định pháp luật liên quan đến giao dịch tiền ảo 

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa thừa nhận “tiền ảo”, vì vậy mà vấn đề “tiền ảo”, “giao dịch tiền ảo” đang nằm trong “lỗ hổng” pháp luật. Theo quy định tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 quy định về tài sản như sau: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. “Tiền ảo” không thuộc 4 loại nêu trên nên không được xem là tài sản. Và khi đó người tham gia giao dịch “tiền ảo” mang nhiều rủi ro do không được pháp luật bảo vệ.

Xử lý hành vi vi phạm liên quan đến giao dịch tiền ảo 

Tuy pháp luật Việt Nam chưa thừa nhận sự xuất hiện của “tiền ảo” và người tham gia giao dịch “tiền ảo” không được pháp luật bảo vệ nhưng theo các văn bản pháp luật có liên quan cụ thể theo quy định tại điểm d khoản 6 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 thì các hành vi “phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự” thì sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Và theo quy định tại Bộ luật hình sự (số 01/VBHN/VPQH ngày 10/07/2017) tại điểm h khoản 1 Điều 206 thì hành vi “phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả;” gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

>> Có thể bạn quan tâm: Điều kiện để hợp đồng dân sự có hiệu lực

Giao dịch tiền ảo tại Việt Nam có bị cấm hay không?

Hiện nay, Việt Nam không cấm việc giao dịch “tiền ảo” nhưng cũng không thừa nhận do đó vẫn chưa có khung pháp luật rõ ràng, đầy đủ để điều chỉnh đối với loại tài sản mới này; còn nhiều vấn đề pháp lý chưa giải quyết được nên tất cả các khả năng, rủi ro có thể xảy ra. Hiện nay, đa số chúng ta chỉ có thể áp dụng những luật có sẵn, luật tiền đề để làm cơ sở pháp lý để giải thích, giải quyết các tranh chấp về vấn đề này. Chính “lỗ hổng” về “tiền ảo’ và “giao dịch tiền ảo” này mà Nhà nước ta không thể bảo vệ được người dân khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản do tham gia “giao dịch tiền ảo”.

Luật sư tư vấn về tiền ảo

Trên đây là nội dung giới thiệu về chủ đề Giao dịch tiền ảo tại Việt Nam có bị cấm? Mọi nhu cầu về pháp luật, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn và hướng dẫn.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn luật về giao dịch tiền ảo 

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

Scores: 4.9 (11 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 509 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *