Hướng dẫn xử lý tội làm nhục người khác, yếu tố cấu thành tội phạm

Hướng dẫn xử lý tội làm nhục người khác sẽ giúp nạn nhân bảo vệ danh dự và  nhân phẩm của mình trước những hành vi xúc phạm, vu khống của người gây tội. Luật sư sẽ là người đồng hành cùng nạn nhân trong quá trình tố cáo, khởi kiện và xử lý hình sự. Để hiểu rõ hơn về quyền lợi của mình, nạn nhân cần nắm vững các kiến thức liên quan đến luật pháp, tố tụng hình sự và vai trò của các bằng chứng, chứng cứ. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Hướng dẫn xử lý tội làm nhục người khác

Hướng dẫn xử lý tội làm nhục người khác

Biểu hiện của hành vi làm nhục người khác

Tội làm nhục người khác hiện được quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Theo đó, hành vi này bao gồm mọi hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác. Cụ thể:

  • Xúc phạm bằng lời nói: Sỉ nhục, chửi rủa, lăng mạ, hạ thấp nhân phẩm, danh dự của người khác;
  • Xúc phạm bằng hành động: Đăng thông tin sai lệch, bôi nhọ trên mạng xã hội, cắt tóc, lột đồ, đánh ghen, hoặc bất kỳ hành vi nào khác nhằm làm nhục, hạ thấp danh dự của nạn nhân.

Hành vi làm nhục người khác thường xuất phát từ động cơ trả thù, ghen ghét hoặc mục đích hạ thấp người khác. Để cấu thành tội phạm, hành vi phải gây ra hậu quả nghiêm trọng, làm tổn thương danh dự, nhân phẩm của nạn nhân. 

Xem thêm: Hành vi nào bị xử lý tội làm nhục người khác

Các yếu tố cấu thành Tội làm nhục người khác

Mặt khách thể

Khách thể trực tiếp bị xâm phạm là quyền được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự của con người.

Mặt khách quan

  • Hành vi tội làm nhục người khác là hành vi một người có tính chất xúc phạm nghiệm trọng đối với nhân phẩm, danh dự của người khác.
  • Hành vi làm nhục người khác được thực hiện thông qua lời nói hoặc hành động như: viết, vẽ, nhổ nước bọt vào mặt, ném phân, cà chua, trứng thối vào người …
  • Thực hiện hành động làm nhục người khác với mục đích làm xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác, ngoài ra không nhằm mục đích khác.
  • Hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác có thể gây ra thiệt hại to lớn về mặt tinh thần đối với nạn nhân, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội.

Mặt chủ quan

  • Người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý.
  • Người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội về hành vi của mình nhưng vẫn thực hiện hành vi đó.
  • Người phạm tội thực hiện hành vi làm nhục người khác nhằm mục đích thỏa mãn cơn tức giận đối với nạn nhân hoặc đối với người thân của nạn nhân.
  • Người phạm tội mong muốn hoặc để mặc hậu quả xấu về nhân phẩm, danh dự của nạn nhân xảy ra.

Mặt chủ thể

Chủ thể của tội làm nhục người khác là người có năng lực Trách nhiệm hình sự từ đủ 16 tuổi trở lên và có hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác.

Làm nhục người khác bị xử lý thế nào?

Xử phạt hành chính

Căn cứ Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (đã được bổ sung, sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP), hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, hoặc xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng.

Xử lý hình sự

Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác sẽ bị xử lý hình sự về Tội làm nhục người khác. Cụ thể mức xử phạt như sau:

Khung 1: Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Khung 02: Phạt tù từ 03 tháng – 02 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Đối với 02 người trở lên;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Đối với người đang thi hành công vụ;
  • Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
  • Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% – 60%.

Khung 03: Phạt tù từ 02 – 05 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Làm nạn nhân tự sát.

Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm. Đặc biệt, nếu hành vi làm nhục được thực hiện thông qua việc đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác, người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vu khống theo Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Tố cáo hành vi làm nhục người khác ở đâu?

Khi bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, mọi công dân đều có quyền tố cáo đến cơ quan chức năng để được bảo vệ theo Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:

  • Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
  • Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm..

Do đó, khi có đủ bằng chứng chứng minh việc bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm gây hậu quả nghiêm trọng, người bị hại có quyền trình báo đến các cơ quan trên để được giải quyết kịp thời.

Lợi ích khi được tư vấn tội làm nhục người khác

Khi đối diện với tình huống liên quan đến Tội làm nhục người khác, việc tìm kiếm tư vấn từ luật sư là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số lợi ích đáng kể mà bạn có thể nhận được:

  • Hiểu rõ hành vi xúc phạm có cấu thành tội phạm hay không;
  • Nắm rõ các quy định pháp luật liên quan, giúp bạn hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình;
  • Giúp bạn đánh giá toàn diện tình hình vụ án, xác định những điểm mạnh, điểm yếu của cả hai bên để đưa ra chiến lược phù hợp;
  • Xây dựng một kế hoạch bảo vệ quyền lợi của bạn một cách hiệu quả nhất, có thể bao gồm các biện pháp như thương lượng, hòa giải hoặc tố cáo;
  • Giúp bạn bảo vệ danh dự và nhân phẩm của mình trước pháp luật, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ vụ việc;
  • Giúp bạn tránh mắc phải những sai lầm trong quá trình giải quyết vụ việc;
  • Giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí.

Luật sư tư vấn về tội làm nhục người khác

Luật sư tư vấn, bào chữa tội làm nhục người khác

Luật sư tư vấn, bào chữa tội làm nhục người khác

Khi một cá nhân bị cáo buộc hoặc là nạn nhân của tội làm nhục người khác, vai trò của luật sư trở nên vô cùng quan trọng. Luật sư sẽ thực hiện một loạt các công việc cụ thể để bảo vệ quyền lợi của khách hàng, bao gồm:

  • Tiến hành thu thập tất cả các thông tin liên quan đến vụ án, bao gồm lời khai của các bên, chứng cứ, và các quy định pháp luật có liên quan;
  • Xây dựng một chiến lược bào chữa hiệu quả;
  • Đưa ra các luận điểm bào chữa, tranh tụng với các bên đối lập và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng;
  • Thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết như kháng cáo, xin giảm nhẹ hình phạt nếu có căn cứ pháp lý;
  • Tư vấn cho người bị hại về các quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật, các thủ tục pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình;
  • Hỗ trợ người bị hại trong quá trình tố tụng, như soạn thảo đơn tố cáo, thu thập chứng cứ, tham gia các phiên tòa;
  • Nếu người bị hại bị thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần, luật sư sẽ hỗ trợ người bị hại đòi bồi thường thiệt hại.

Đội ngũ luật sư tư vấn của chúng tôi chuyên sâu về lĩnh vực hình sự, đặc biệt là các vụ án liên quan đến tội làm nhục người khác. Với kinh nghiệm dày dặn và sự tận tâm, chúng tôi sẽ bảo vệ quyền lợi của bạn một cách tốt nhất, giúp bạn vượt qua khó khăn và đạt được kết quả mong muốn. Chúng tôi cam kết bảo mật mọi thông tin của khách hàng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0386579303 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ pháp lý.

Scores: 4.4 (11 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 740 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *