Khi nào được sửa đổi hợp đồng?

 

Hợp đồng là sự thỏa thuận của các chủ thể để phát sinh quyền, nghĩa vụ các bên. Về nguyên tắc, khi hợp đồng đã được xác lập các bên phải tuân thủ và thực hiện đúng theo những gì đã thỏa thuận. Tuy nhiên một số trường hợp, sau khi đã xác lập hợp đồng, các bên lại muốn sửa đổi hợp đồng.

Khi nào được sửa đổi hợp đồngSửa đổi hợp đồng

Sửa đổi hợp đồng là gì?

Bộ luật Dân sự năm 2015 (gọi tắt là BLDS) không nêu rõ khái niệm sửa đổi hợp đồng là gì. Tuy nhiên dựa trên thực tế, sửa đổi hợp đồng là việc các bên chủ thể đã tham gia ký kết hợp đồng cùng nhau thông nhất thay đổi một số nội dung trong hợp đồng. Việc sửa đổi này là do tự do ý chí thỏa thuận của các bên.

>>Xem thêm: Hoãn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ

Theo Điều 421 BLDS, có hai trường hợp mà các bên sẽ sửa đổi hợp đồng bao gồm: Sửa đổi hợp đồng do thỏa thuận của các bên và sửa đổi hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi cơ bản

Sửa đổi hợp đồng do thỏa thuận của các bên

Theo khoản 1 Điều 421 BLDS, một trong những căn cứ để các bên sửa đổi hợp đồng đó là khi các bên cùng nhau thỏa thuận sửa đổi hợp đồng.

Khi các bên đã thiết lập hợp đồng, các bên phải tuân thủ đúng và đầy đủ những nghĩa vụ và hưởng đầy đủ quyền lợi đã ghi nhận trong hợp đồng. Tuy nhiên thực tế, khi đã giao kết hợp đồng rồi, các bên trong quan hệ hợp đồng nhận thấy những điều khoản trong hợp đồng có phần không hợp lý, hoặc cần thay đổi vì những lợi ích chung của các bên. Trước nhu cầu đó, họ lựa chọn cùng nhau thỏa thuận để lựa chọn phương án giải quyết, trong đó có việc sửa đổi những điều khoản của hợp đồng.

Việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp này phải dựa trên sự thỏa thuận, thiện chỉ cùng nhau mong muốn giải quyết vấn đề tồn tại trong quan hệ hợp đồng. Trong quá trình thỏa thuận sửa đổi hợp đồng, các bên có quyền tự do ý chí và thể hiện quan điểm để cùng hướng đến sự thống nhất chung.

Một số trường hợp các bên thỏa thuận sửa đổi hợp đồng như: thay đổi về thời gian thực hiện nghĩa vụ, thay đổi về số lượng, địa điểm thực hiện giao dịch,… Việc sửa đổi hợp đồng do chủ thể trong quan hệ hợp đồng cho rằng cần thiết thay đổi dựa trên phán đoán, nhận xét hay nhu cầu của mình và được bên còn lại chấp nhận.

Sửa đổi hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi cơ bản

Trường hợp thứ hai các bên có thể sửa đổi hợp đồng theo khoản 2 Điều 421 BLDS là vì hoàn cảnh có sự thay đổi cơ bản.

Về vấn đề thế nào là do hoàn cảnh thay đổi cơ bản, theo khoản 1 Điều 420 BLDS quy định, để được coi là hoàn cảnh thay đổi cơ bản thì hoàn cảnh đó phải có những điều kiện sau:

  • Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan, do những yếu tố bên ngoài tác động gây nên làm cho việc thực hiện hợp đồng bị ảnh hưởng. Việc thay đổi của hoàn cảnh phải xảy ra sau khi giao kết hợp đồng, vì nếu sự thay đổi diễn ra trước khi giao kết hợp đồng, điều đó chỉ được xem là sự thay đổi về những thỏa thuận của các bên để tiến hành giao kết hợp đồng.
  • Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh.
  • ­Hoàn cảnh bị thay đổi đã gây nên những tác động to lớn, tác động này lớn đến mức nếu các bên giao kết hợp đồng biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;
  • Sự thay đổi của hoàn cảnh dẫn đến việc nếu không sửa đổi hợp đồng, tiếp tục thực hiện hợp đồng đã ghi nhận sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;

Khi có sự thay đổi hoàn cảnh, bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng nhưng vẫn không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.

>> Có thể bạn quan tâm: Giải thích điều khoản không rõ ràng trong hợp đồng

Khi phát hiện có hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền thông báo và yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý. Bên có lợi ích bị ảnh hưởng cần trình bày cụ thể hoàn cảnh thay đổi cơ bản, các bên sẽ dựa trên tình hình thực tế để thỏa thuận, cân nhắc sửa đổi một, một số điều khoản trong hợp đồng để hướng đến sau cùng là vừa cân bằng lợi ích của các bên vừa đảm bảo hợp đồng có thể tiếp tục thực hiện.

Tuy nhiên, trong quá trình thỏa thuận sửa đổi hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi cơ bản, có thể các bên không thể đi đến thỏa thuận chung. Khi đó, theo khoản 3 Điều 420 BLDS, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Tòa án có thể căn cứ vào tình hình thực tiễn ra quyết định sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Nhưng việc sửa đổi hợp đồng, Tòa án chỉ được quyết định trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.

Khi nào được sửa đổi hợp đồng

Khi nào được sửa đổi hợp đồng?

Liên hệ Luật sư về sửa đổi hợp đồng

Trên đây là nội dung giới thiệu về vấn đề “ Khi nào được sửa đổi hợp đồng”. Mọi thắc mắc hoặc nhu cầu về vấn đề sửa đổi hợp đồng. Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt.

Thông tin liên hệ công ty Luật Kiến Việt 

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/ 

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303 

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com 

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet 

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty

Scores: 4.7 (10 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 521 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *