Không đứng tên chủ sở hữu có được cầm cố xe gắn máy hay không?

Xe gắn máy là tài sản yêu cầu phải đăng ký sở hữu, tuy nhiên trong thực tế chúng ta vẫn thường thấy những trường hợp sử dụng xe gắn máy của người khác, bản thân người lái không phải chủ sở hữu của chiếc xe máy đó. Trong bối cảnh hiện tại, việc cầm cố tài sản là phương pháp nhanh nhất để có tiền giải quyết những khó khăn, và xe gắn máy thường là vật được dùng để đem đi cầm cố. Vậy những người không phải chủ sở hữu đó có được quyền cầm cố chiếc xe mà mình đang sử dụng để giải quyết những khó khăn tạm thời hay không? Hiểu được sự cần thiết của vấn đề này trong thực tế, hôm nay Công ty Luật Kiến Việt sẽ trả lời câu hỏi “Không đứng tên chủ sở hữu có được cầm cố xe gắn máy hay không?” để cung cấp thêm thông tin bổ ích cho bạn đọc.

Không đứng tên chủ sở hữu có được cầm cố xe gắn máy hay không

Cầm cố xe máy là gì?

Cầm cố xe gắn máy là gì?

Theo quy định tại Điều 309 Bộ luật Dân sự năm 2015, cầm cố được hiểu là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Như vậy, cầm cố bắt buộc phải là xe gắn máy của chính mình, do mình đứng tên sở hữu và bên cầm cố sẽ phải giao xe gắn máy đó cho bên nhận cầm cố, đây cũng là điểm khác biệt lớn giữa cầm cố so với thế chấp. 

>> Xem thêm: Quy định về hợp đồng vay tài sản

Quyền sở hữu là gì?

Quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự được hiểu là hệ thống quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. 

Trong đó:

– Quyền chiếm hữu theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Dân sự năm 2015 được hiểu như sau: “Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”. Quyền chiếm hữu của một người sẽ phát sinh nếu được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản hoặc thông qua giao dịch dân sự. 

– Quyền sử dụng theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Dân sự năm 2015 được hiểu như sau: “Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản”, và quyền sử dụng này có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. 

– Quyền định đoạt theo quy định tại Điều 192 Bộ luật Dân sự năm 2015 được hiểu như sau: “Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản”. Như vậy, quyền định đoạt là quyền duy nhất có thể sử dụng với tài sản bắt buộc phải là thuộc quyền sở hữu của chính mình.

Chiếm hữu là gì? 

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 179 Bộ luật Dân sự năm 2015, chiếm hữu được hiểu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.

Có 2 loại chiếm hữu đó là chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu. Như vậy, chiếm hữu có thể là tài sản hoặc không phải là tài sản của mình, và người chiếm hữu không phải tài sản của mình sẽ không thể có quyền định đoạt tài sản. Hay nói cách khác, đối với xe gắn máy mà bản thân không đứng tên sở hữu thì người chiếm hữu chiếc xe ấy chỉ có thể sử dụng mà không phát sinh quyền định đoạt nó theo ý chí của mình.

Không đứng tên chủ sở hữu có được cầm cố xe gắn máy hay không

Có được phép cầm cố xe gắn máy không phải của mình hay không?

Có được phép cầm cố xe gắn máy không phải của mình hay không?

Từ những phân tích trên, việc người sử dụng xe gắn máy mà không phải bản thân đứng tên chủ sở hữu thì sẽ không có quyền định đoạt tài sản mà chỉ có thể chiếm hữu và sử dụng nó, không thể tự ý quyết định mang xe gắn máy đi cầm cố. 

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn xảy ra trường hợp cầm cố xe máy không phải tài sản của mình và vẫn có nơi nhận cầm cố. Vậy hậu quả pháp lý sẽ ra sao? Căn cứ theo quy định tại Điều 185 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Trường hợp việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm thì người chiếm hữu có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại”. 

Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP nếu có hành vi nhận cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác nhưng không có giấy ủy quyền hợp lệ của người đó thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng. 

>> Có thể bạn quan tâm: Rủi ro khi mua bán đất bằng hợp đồng uỷ quyền

Luật sư tư vấn các vấn đề dân sự

Trên đây là nội dung giới thiệu về “Không đứng tên chủ sở hữu có được cầm cố xe gắn máy hay không?”. Mọi nhu cầu dịch vụ pháp lý về việc tư vấn khác như: Thế chấp, tín chấp, bảo lãnh… và các vấn đề trong lĩnh vực dân sự khác vui lòng liên hệ với Công ty Luật Kiến Việt để được cung cấp.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

Scores: 4.2 (12 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 559 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *