Lập di chúc không cho phép con bán di sản thừa kế có được không?

Lập di chúc không cho phép con bán di sản thừa kế có được không đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm và thắc mắc. Đây không chỉ đơn thuần là về quyền lợi pháp lý mà còn đề cập đến mối quan hệ trong gia đình. Bài viết sau đây sẽ phân tích các quy định pháp luật về việc lập di chúc thừa kế di sản cũng như hướng xử lý khi người để lại di sản không muốn con bán di sản thừa kế.

Lập di chúc không cho phép con bán di sản thừa kế có được hay không

Lập di chúc không cho phép con bán di sản thừa kế có được hay không?

Điều kiện để di chúc có hiệu lực

Theo quy định tại Điều 630 BLDS 2015, thì di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

Về chủ thể:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
  • Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Về nội dung:

Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Về hình thức:

  • Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện về di chúc hợp pháp được quy định tại khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015;
  • Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Lập di chúc không cho phép con bán di sản thừa kế có được không?

Nếu trong di chúc không cho phép con bán di sản thừa kế mà con muốn bán di sản thừa kế thì trong trường hợp này cần phải chia thành 02 trường hợp:

Trường hợp 1: Di sản dùng vào việc thờ cúng

  • Theo khoản 3 Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có quyền “dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng”.
  • Đồng thời Khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng”.

Bởi vì di sản dùng vào việc thờ cúng không được chia thừa kế nên người quản lý di sản sẽ không có quyền định đoạt (tặng cho, chuyển nhượng,…) đối với di sản này, đảm bảo di sản được bảo toàn theo ý nguyện của người lập di chúc.

Do đó, người để lại di sản lập di chúc nêu rõ di sản chỉ được sử dụng vào việc thờ cúng thì con của người để lại di sản không thể bán lại hoặc chuyển nhượng cho bất kỳ ai.

Trường hợp 2: Di sản không sử dụng vào việc thờ cúng

Trường hợp trong di chúc người để lại di sản không nêu rõ di sản thừa kế chỉ sử dụng vào việc thờ cúng mà chỉ nêu không được bán di sản thừa kế cho người khác thì đây chỉ là nguyện vọng của người để lại di chúc.

  • Theo quy định khoản 3 Điều 133 Luật Đất đai 2024, trường hợp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày khai nhận di sản thừa kế là phải đăng ký biến động.

Theo đó, sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký biến động tại cơ quan có thẩm quyền thì người thừa kế đương nhiên trở thành người sử dụng đất hợp pháp.

Như vậy, dù di chúc có nội dung con không được bán di sản thừa kế cho người khác, thì con vẫn có thể bán, chuyển nhượng được. Việc bán hay không bán di sản thừa kế lúc này là do họ quyết định.

Quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng

Quy định của pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng

Quy định của pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng

Quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng được quy định tại Điều 645 BLDS 2015:

  • Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng;
  • Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng;
  • Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

Lưu ý: Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.

Tham khảo thêm: Lập di chúc để lại nhà đất vào việc thờ cúng

Không muốn con bán di sản thừa kế thì cần làm gì?

Trong trường hợp người để lại di sản không muốn con bán di sản thừa kế cân nhắc các phương án sau:

  • Người để lại di sản có thể lập di chúc, và đưa một phần tài sản trong khối di sản dùng cho việc thờ cúng;
  • Thỏa thuận giữa các thành viên trong gia đình: Thỏa thuận với các thành viên trong gia đình và ký kết giấy thỏa thuận liên quan đến việc giữ gìn di sản của người để lại di sản. Tuy nhiên việc thực hiện thỏa thuận này là dựa trên sự tự giác và trách nhiệm giữa thành viên trong gia đình với người để lại di sản;
  • Chuyển nhượng quyền sở hữu: Trong một số trường hợp, có thể xem xét việc chuyển nhượng quyền sở hữu di sản cho một tổ chức hoặc cá nhân khác mà người để lại di sản tin tưởng.

Dịch vụ tư vấn pháp luật về lập di chúc

Luật sư tư vấn pháp luật về di chúc

Luật sư tư vấn pháp luật về di chúc

Luật sư sẽ tư vấn, hỗ trợ khách hàng về việc lập di chúc theo quy định của pháp luật một cách đầy đủ và chính xác nhất.

  • Luật sư sẽ tiếp nhận thông tin từ khách hàng và tư vấn chi tiết, cụ thể hơn về việc lập di chúc theo quy định của pháp luật;
  • Luật sư xem xét thông tin từ khách hàng cung cấp, sau đó đưa ra các trình tự, thủ tục để di chúc hợp pháp;
  • Luật sư giúp khách hàng chuẩn bị, soạn thảo lập di chúc và các giấy tờ pháp lý cần thiết khác;
  • Tư vấn phương án giữ gìn tài sản khi không muốn con bán di sản thừa kế;
  • Đại diện theo ủy quyền, thay mặt khách hàng tham gia tố tụng và thực hiện các công việc pháp lý khác.

Trên đây là những thông tin liên quan đến việc lập di chúc không cho phép con bán di sản thừa kế. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến pháp luật về thừa kế theo di chúc, để lại di sản dùng vào việc thờ cúng hoặc các vấn đề pháp lý khác,… xin vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn thừa kế Luật Kiến Việt thông qua hotline 0386579303 để được hỗ trợ một cách nhanh chóng.

Scores: 4.6 (18 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 559 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *