Quyền thừa kế di sản của nhau giữa con riêng với bố dượng và mẹ kế

Việc các gia đình tái hôn ngày càng phổ biến đặt ra nhiều vấn đề pháp lý phức tạp, trong đó quyền thừa kế di sản của nhau giữa con riêng với bố dượng và mẹ kế là một vấn đề đáng quan tâm. Khi một gia đình có mối liên hệ giữa con riêng và bố mẹ kế, mối quan hệ nuôi dưỡng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền thừa kế của từng thành viên. Cùng tìm hiểu về quyền thừa kế giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế, cách xác định quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau qua bài viết sau đây.

Ảnh minh họa: quyền thừa kế di sản của nhau giữa con riêng, bố dượng, mẹ kế

Quyền thừa kế di sản của nhau giữa con riêng, bố dượng, mẹ kế

Con riêng, bố dượng, mẹ kế là gì?

Hiện nay pháp luật không có định nghĩa về con riêng, bố dượng, mẹ kế. Trong quan hệ gia đình, con riêng được hiểu là con cái sinh ra từ mối quan hệ hôn nhân trước của một trong hai người vợ hoặc chồng trong cuộc hôn nhân hiện tại. Nói cách khác, đó là con của bố hoặc mẹ với người bạn đời cũ. Bố dượng là người đàn ông kết hôn với mẹ của một đứa trẻ nhưng không phải là cha ruột của đứa trẻ đó. Mẹ kế là người phụ nữ kết hôn với bố của một đứa trẻ nhưng không phải là mẹ ruột của đứa trẻ đó

Quyền thừa kế của con riêng từ bố dượng, mẹ kế

Theo Điều 654 Bộ luật dân sự 2015, con riêng có quyền thừa kế từ bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con, đồng thời, còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật dân sự 2015.

Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị, theo đó trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hàng thừa kế như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy, nếu chứng minh được giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế có mối quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau như cha con, mẹ con thì con riêng sẽ được hưởng thừa kế từ bố dượng, mẹ kế, thuộc hàng thừa kế thứ nhất như con ruột.

>>Xem ngay: Thủ tục lập di chúc

Quyền thừa kế của bố dượng, mẹ kế từ con riêng

  • Cũng theo Điều 654 Bộ luật dân sự 2015, bố dượng, mẹ kế có quyền thừa kế từ con riêng nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con, đồng thời, còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật dân sự 2015.
  • Hàng thừa kế được quy định tại điều 651 Bộ luật dân sự 2015 (đã được trình bày bên trên).
  • Theo các quy định này, nếu chứng minh được giữa bố dượng, mẹ kế với con riêng có mối quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau như cha con, mẹ con thì bố dượng, mẹ kế sẽ được hưởng thừa kế từ con riêng, thuộc hàng thừa kế thứ nhất như cha, mẹ ruột.

Cách xác định quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau

Cách xác định quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau

Cách xác định quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng giữa con riêng với bố mẹ kế

Như đã trình bày, điều kiện tiên quyết để con riêng được quyền thừa kế từ bố dượng, mẹ kế hoặc bố dượng, mẹ kế được quyền thừa kế từ con riêng là họ phải có mối quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau. Vậy nên, vấn đề chứng minh mối quan hệ này là rất quan trọng. Quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau có thể được chứng minh bằng các căn cứ như:

  • Cùng chung hộ khẩu, cùng ở trong một nhà, yêu cầu cơ quan chức năng xác nhận nơi cư trú, có chăm sóc lẫn nhau;
  • Có nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế, con riêng khi ốm đau, có cấp dưỡng cho con riêng, bố dượng, mẹ kế;
  • Sự xác nhận của những người biết có sự chăm sóc nuôi dưỡng nhau như hàng xóm, bà con họ hàng…

Tuy nhiên, vấn đề chứng minh này có thể gặp khó khăn và có tranh chấp với những người thừa kế còn lại. Do đó, nếu bố dượng, mẹ kế, con riêng muốn dành một phần di sản thừa kế cho nhau thì tốt nhất là lập di chúc chỉ định rõ cho người này. 

Luật sư tư vấn quyền thừa kế di sản của nhau giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế

Luật sư tư vấn thừa kế di sản của con riêng, bố dượng, mẹ kế

Luật sư tư vấn thừa kế di sản của bố dượng, mẹ kế, con riêng

Chúng tôi hiểu rằng, việc phân chia tài sản sau khi người thân qua đời là vấn đề nhạy cảm và phức tạp. Luật sư của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn giải quyết các vấn đề như:

  • Làm rõ nội dung và tính hợp lệ của di chúc…
  • Xác định ai có quyền được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện việc phân chia tài sản một cách công bằng và hợp pháp.
  • Đại diện bạn trong các vụ kiện tụng liên quan đến thừa kế.

Mọi thắc mắc hoặc nhu cầu về pháp luật thừa kế tài sản của bố dượng, mẹ kế, con riêng, điều kiện cũng như thủ tục thực hiện,… Qúy khách vui lòng liên hệ Luật Kiến Việt qua hotline 0386579303 để được tư vấn cụ thể. 

Scores: 4.34 (17 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 651 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *