Thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Di sản là phần tài sản mà người có tài sản mất đi để lại cho người khác thông qua di chúc hoặc theo quy định pháp luật. Luật Kiến Việt sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về quy định pháp luật liên quan đến thủ tục khai nhận di sản thừa kế. 

>> Dịch vụ liên quan: Luật sư dân sự

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Di sản thừa kế là gì?

Điều 634 Bộ luật dân sự hiện hành quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Để tránh hiểu lầm di sản chỉ là tiền thì trong bộ luật dân sự hiện hành cũng đã giải thích rõ ràng: di sản có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản. 

Hồ sơ của các bên khai nhận di sản thừa kế

  • CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu của từng người
  • Hộ khẩu (bản chính kèm bản sao). Hiện nay quy định về hộ khẩu đã được bỏ.
  • Giấy khai sinh, Giấy xác nhận con nuôi; bản án, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế.

Hồ sơ của người để lại di sản thừa kế

    • Giấy chứng tử của người để lại di sản, giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết
    • Giấy khai sinh của người chết để xác định cha mẹ nếu cha mẹ người chết còn sống.
    • Di chúc (nếu có)
    • Giấy tờ về quyền sở hữu tài sản, những giấy tờ liên quan đến phần di sản để lại dùng làm căn cứ để chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế.

Thủ tục công chứng khai nhận di sản thừa kế

Để khai nhận di sản thừa kế ở các văn phòng công chứng thì căn cứ theo Điều 58 Luật công chứng năm 2014 phải thực hiện 5 bước sau:

      • Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
      • Bước 2: Kiểm tra hồ sơ

Công chứng viên tiến hành kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ người yêu cầu công chứng đã nộp. Sau khi kiểm tra hồ sơ và nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý yêu cầu công chứng và ghi vào sổ công chứng.

      • Bước 3: Niêm yết việc thụ lý văn bản khai nhận di sản thừa kế

Tổ chức hành nghề công chứng tiến hành niêm yết công khai văn bản khai nhận di sản thừa kế trong thời hạn 15 ngày tại trụ sở của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản. Trường hợp di sản thừa kế bao gồm: bất động sản và động sản thì việc niêm yết được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.

      • Bước 4: Soạn thảo văn bản khai nhận di sản và ký chứng nhận

Sau khi nhận được niêm yết mà không có khiếu nại, tố cáo thì tổ chức hành nghề công chứng thực hiện giải quyết hồ sơ. Trường hợp người yêu cầu công chứng đã chuẩn bị dự thảo văn bản khai nhận di sản thì công chứng viên kiểm tra nội dung và hình thức của văn bản. Nếu người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì Công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

Trường hợp văn bản do Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng: nội dung, giao dịch là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì Công chứng viên soạn thảo văn bản.

Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo văn bản khai nhận di sản thì ký xác nhận vào từng trang của văn bản đó.

      • Bước 5: Nộp phí và nhận kết quả

Nộp phí theo quy định cụ thể của cơ quan có thẩm quyền công chứng và nhận giấy hẹn trả kết quả. Nhận kết quả là văn bản khai nhận di sản thừa kế đã được công chứng theo giấy hẹn.

>> Có thể bạn quan tâm: Khai nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Luật sư tư vấn các vấn đề liên quan đến khai nhận di sản thừa kế

Trên đây là nội dung giới thiệu về thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Mọi nhu cầu dịch vụ pháp lý về về thủ tục khai nhận di sản thừa kế vui lòng liên hệ với công ty luật Kiến Việt để được cung cấp.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

Scores: 4.1 (13 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 509 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *