Nhà dùng để làm nơi thờ cúng có được bán trả nợ được không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản, quy định của pháp luật có liên quan,… Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giúp Quý độc giả tìm hiểu quy định của pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng, trường hợp được bán và cách thức bán di sản dùng vào việc thờ cúng.
Nhà dùng để làm nơi thờ cúng có được bán để trả nợ không?
Quy định của pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng
Di sản dùng vào việc thờ cúng được quy định tại Điều 645 Bộ Luật Dân sự 2015:
- Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng;
- Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng;
- Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật;
- Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.
Tham khảo thêm: Lập di chúc để lại nhà đất vào việc thờ cúng
Khi nào có quyền để lại di sản cho việc thờ cúng?
Trường hợp được để lại di sản dành cho việc thờ cúng
- Theo quy định tại Điều 645 Bộ Luật Dân sự 2015 thì, người để lại di sản có quyền để lại di sản cho việc thờ cúng nếu trong lúc lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.
- Ngoài ra, người để lại di sản không được quyền để lại di sản cho việc thờ cúng nếu trong trường hợp toàn bộ di sản của người đó không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của mình.
Ai được quyền quản lý nhà dùng để làm nơi thờ cúng
Theo quy định tại khoản 1 Điều 645 Bộ Luật Dân sự 2015, người có quyền quản lý nhà dùng để làm nơi thờ cúng là:
- Người được chỉ định trong di chúc để thực hiện việc thờ cúng;
- Nếu người được chỉ định trong di chúc quyền quản lý nhà dùng để làm nơi thờ cúng mà không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao quyền quản lý nhà dùng để làm nơi thờ cúng cho người khác quản lý;
- Trường hợp nếu người để lại nhà dùng để làm nơi thờ cúng không chỉ định người quản lý nhà để làm nơi thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý.
Nhà dùng để làm nơi thờ cúng có được bán trả nợ không?
Theo khoản 2 Điều 645 Bộ Luật Dân sự 2015, quy định “Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng”. Như vậy:
- Trong trường hợp nếu như toàn bộ di sản của người để lại di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ nợ của người đó, thì lúc này nhà dùng để làm nơi thờ cúng được bán để thực hiện thanh toán khoản nợ của người để lại di sản.
- Trường hợp người thừa kế muốn bán nhà dùng để làm nơi thờ cúng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính người thừa kế, hoặc trả nợ cho người khác thì không được, vì nhà dùng để làm nơi thờ cúng không được chia thừa kế theo quy định của pháp luật.
Tham khảo thêm: Lập di chúc không cho phép con bán di sản thừa kế có được không
Luật sư tư vấn pháp luật về di sản thờ cúng
Luật sư tư vấn pháp luật về di sản dành cho việc thờ cúng
Luật sư sẽ tư vấn, hỗ trợ khách hàng quy định của pháp luật về di sản thờ cúng một cách đầy đủ và chính xác nhất.
- Luật sư tiếp nhận thông tin từ khách hàng và tư vấn chi tiết, cụ thể hơn quy định của pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng;
- Luật sư sẽ xem xét thông tin từ khách hàng cung cấp, sau đó hướng dẫn khách hàng các thủ tục pháp lý để một phần di sản dành cho việc thờ cúng;
- Tư vấn trường hợp được bán di sản thờ cúng để trả nợ, hướng dẫn hồ sơ, quy trình thực hiện;
- Luật sư giúp khách hàng chuẩn bị, soạn hồ sơ, các giấy tờ pháp lý liên quan;
- Đại diện theo ủy quyền, thay mặt khách hàng thực hiện các công việc pháp lý, làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trên đây là những thông tin liên quan đến việc bán nhà dùng làm nơi thờ cúng để trả nợ. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến pháp luật về thừa kế, di chúc hoặc phân chia, bán di sản,… xin vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn thừa kế thông qua hotline 0386579303 để được hỗ trợ một cách nhanh chóng.
Một số bài viết liên quan có thể bạn đọc quan tâm:
- Biết cha, mẹ có nợ, có được từ chối nhận di sản thừa kế không
- Người nhận thừa kế có phải thực hiện nghĩa vụ gì không?
- Người vay tiền chết thì có đòi lại tiền được không?