Việt kiều có được nhận thừa kế đất đai tại Việt Nam không?

Việt kiều có được nhận thừa kế đất đai tại Việt Nam không? là một câu hỏi mà nhiều người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài luôn cảm thấy băn khoăn. Pháp luật thừa kế đất đai tại Việt Nam đã có những quy định điều chỉnh để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công dân, kể cả Việt kiều. Bài viết này sẽ đi sâu vào phân tích các quy định pháp luật liên quan, cung cấp những thông tin cần thiết như điều kiện, thủ tục để được hưởng thừa kế đất đai tại Việt Nam cho Việt kiều.

Quyền nhận thừa kế đất đai tại Việt Nam của Việt Kiều

Quyền nhận thừa kế đất đai tại Việt Nam của Việt Kiều

Việt kiều là ai?

Trong đời sống hằng ngày, cụm từ “Việt kiều” đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta. Mọi người vẫn thường hiểu Việt kiều là những người gốc Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Thế nhưng, theo pháp luật hiện hành thì Việt Kiều được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Khoản 3, 4 Điều 3 Luật Quốc tịch 2008 thì Việt kiều được phân loại ra thành hai nhóm người:

  • Người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài, tức là người còn quốc tịch việt Nam, là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở quốc gia khác
  • Người gốc Việt Nam đang định cư ở nước ngoài, tức là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam

Quy định pháp luật về việc nhận thừa kế đất đai của Việt kiều

Điều 610 Bộ Luật Dân sự có quy định “Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”, điều này có nghĩa dù là cá nhân trong nước hay là Việt kiều thì đều có quyền hưởng di sản không bị giới hạn.

Tuy nhiên, theo Điều 621 Bộ Luật Dân sự thì nếu Việt kiều thuộc các trường hợp sau đây sẽ không được quyền hưởng di sản:

  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
  • Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Những người này vẫn có thể được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Mặc dù quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật của Việt kiều không bị giới hạn, nhưng riêng đối với di sản là bất động sản thì người Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam đang định cư ở nước ngoài để có thể nhận thừa kế vẫn cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định.

Điều kiện để Việt kiều được nhận thừa kế đất đai

Điều kiện để Việt kiều nhận thừa kế đất đai tại Việt Nam

Điều kiện để Việt kiều nhận thừa kế đất đai tại Việt Nam

Theo điểm b Khoản 2 Điều 8 Luật Nhà ở 2023 và Khoản 1 Điều 44 Luật Đất đai 2024 thì đối với di sản là nhà ở thì:

  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở
  • Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam; có quyền sử dụng đất ở do nhận chuyển quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở

Tức là Việt kiều được nhận thừa kế di sản là nhà ở, nếu muốn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với nhà ở đó tại Việt Nam thì trước tiên phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Ngược lại, tại điểm đ Khoản 1 Điều 37 và điểm b Khoản 2 Điều 44 Luật Đất đai 2024 có quy định người được thừa kế là người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; còn nếu không được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì chỉ được hưởng giá trị của phần thừa kế đó, cụ thể là giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở và không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Có nghĩa là người này không được cấp Giấy chứng nhận tại Việt Nam nhưng có các quyền định đoạt như chuyển nhượng, tặng cho để chuyển quyền sở hữu di sản thừa kế của mình cho người khác đủ điều kiện đứng tên, … mà không được thực hiện những quyền khác của chủ sở hữu.

Đối với di sản là quyền sử dụng đất thì:

  • Theo Khoản 3 Điều 4 Luật Đất đai 2024 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài (còn quốc tịch Việt Nam) được xếp chung nhóm với cá nhân trong nước. .
  • Theo điểm h Khoản 1 Điều 28 Luật Đất đai 2024, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác trong cùng thửa đất có nhà ở.

Ngoài ra, nếu người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài không đáp ứng được điều kiện là được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định tại Điều 44 Luật Đất đai 2024

Thủ tục hưởng thừa kế đất đai tại Việt Nam cho Việt kiều

Thông thường, các bước thủ tục để được hưởng di sản thừa kế sẽ không quá phức tạp, tuy nhiên, với di sản thừa kế là đất đai và người được hưởng thừa kế là Việt kiều thì hồ sơ cần thiết cũng như thủ tục hưởng thừa kế sẽ có sự phức tạp nhất định.

Hồ sơ

  • Giấy tờ tùy thân của người được hưởng di sản, nếu là Việt kiều thì là hộ chiếu
  • Giấy tờ chứng minh nguồn gốc Việt Nam, giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam hoặc các giấy tờ chứng minh được phép nhập cảnh vào Việt Nam…
  • Giấy tờ chứng minh người để lại di sản đã chết (giấy chứng tử, báo tử, bản án tuyên bố đã chết, …)
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản (nếu phần di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu)
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản nếu thừa kế theo pháp luật (như Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu …)
  • Di chúc hợp lệ nếu thừa kế theo di chúc

Trình tự thủ tục

Bước 1: Khai nhận di sản thừa kế

Khai nhận di sản thừa kế là thủ tục hành chính nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của những người được hưởng di sản đối với tài sản của người đã chết.

  • Việc khai nhận di sản thừa kế phải được thực hiện tại văn phòng công chứng nơi cư trú cuối cùng của người có di sản, nơi cư trú cuối cùng có thể là nơi người chết có hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú có thời hạn của người đã chết.
  • Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì nơi khai nhận di sản thừa kế sẽ xác định là văn phòng công chứng nơi có toàn bộ hoặc nơi có nhiều di sản thừa kế nhất.
  • Khi làm thủ tục khai nhận bắt buộc phải có những người nhận thừa kế có mặt ký tên, trường hợp người nào vắng mặt thì phải có giấy ủy quyền cho người khác hoặc những người còn lại.

Bước 2: Niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế

  • Việc thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.
  • Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản và nơi có bất động sản nếu di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản

Bước 3: Ký chứng nhận và trả văn bản khai nhận di sản thừa kế đã được công chứng

Công chứng viên sẽ đối chiếu kỹ lưỡng các giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu khai nhận di sản thừa kế mà Việt kiều cung cấp, sau đó mới ghi lời chứng và ký vào từng trang của văn bản khai nhận di sản. Cuối cùng, sau khi hoàn tất thủ tục công chứng và nộp phí, Việt kiều sẽ chính thức nhận được văn bản xác nhận phần di sản mà mình được hưởng

Luật sư tư vấn nhận thừa kế đất đai tại Việt Nam cho Việt kiều

Luật sư tư vấn nhận thừa kế tại Việt Nam cho Việt kiều

Luật sư tư vấn nhận thừa kế tại Việt Nam cho Việt kiều

Việc người Việt kiều nhận thừa kế đất đai tại Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn do sự khác biệt về luật pháp và khoảng cách địa lý. Thủ tục thừa kế đất đai tại Việt Nam khá phức tạp, đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về các quy định pháp luật liên quan đến đất đai, thừa kế và thủ tục hành chính. Để tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo quyền lợi hợp pháp, tránh rủi ro cho các Việt kiều, đội ngũ luật sư chuyên nghiệp chúng tôi cung cấp các dịch vụ:

  • Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến việc nhận thừa kế đất đai tại Việt Nam
  • Cung cấp thông tin về thủ tục hưởng thừa kế đất đai
  • Hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục pháp lý để có thể hưởng thừa kế đất đai tại Việt Nam
  • Hỗ trợ đăng ký sang tên, đứng tên nhà đất
  • Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết cho khách hàng
  • Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan thi hành án, theo dõi quá trình thực hiện.

Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các quy định liên quan đến việc nhận thừa kế đất đai tại Việt Nam cho Việt kiều hay cần sự hỗ trợ về hồ sơ, thủ tục hưởng thừa kế đất đai thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi, Công ty Luật Kiến Việt qua số hotline 0386579303 để được luật sư thừa kế giải đáp và tư vấn chi tiết nhất.

Scores: 4.7 (18 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 521 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *