Đấu thầu là phương thức lựa chọn nhà thầu để thực hiện các dự án, cung cấp hàng hóa, dịch vụ một cách công khai, minh bạch và cạnh tranh. Trước khi đăng ký, nhà đầu tư cần tìm hiểu những điều doanh nghiệp cần biết khi tham gia đấu thầu để nắm được các quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục tham gia nhằm gia tăng cơ hội cạnh tranh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho nhà đầu tư những điều doanh nghiệp cần biết khi tham gia đấu thầu.
Những điều doanh nghiệp cần biết khi tham gia đấu thầu
Điều kiện để doanh nghiệp tham gia đấu thầu
Theo Điều 5 Luật Đấu Thầu, để tham gia đấu thầu, phía doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:
Điều kiện chung:
- Có đủ tư cách pháp nhân: Doanh nghiệp phải được thành lập và đăng ký hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Có đủ năng lực tài chính: Doanh nghiệp phải có đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
- Có đầy đủ hồ sơ dự thầu: Doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
- Không thuộc một trong các trường hợp bị cấm tham gia đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều kiện cụ thể:
Ngoài các điều kiện chung, doanh nghiệp cũng cần đáp ứng các điều kiện cụ thể theo quy định của từng loại hình đấu thầu. Ví dụ:
- Điều 21 Luật Đấu thầu 2023 quy định đối với đấu thầu rộng rãi, doanh nghiệp không liên quan đến bên mời thầu, ở đấu thầu rộng rãi không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự nhằm thu hút tối đa nguồn lực cho dự án.
- Điều 22 Luật Đấu thầu 2023 quy định đối với đấu thầu hạn chế, doanh nghiệp được mời thầu phải đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù do bên mời thầu quy định nhằm cần thiết để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của dự án.
- Điều 23 Luật Đấu thầu 2023 quy định đối với đấu thầu chỉ định, doanh nghiệp được chỉ định phải đáp ứng các yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm do bên mời thầu quy định để đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả của các dự án trong trường hợp cần thiết.
Nguyên tắc thực hiện đấu thầu
Nguyên tắc thực hiện đấu thầu
Theo Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành, hoạt động đấu thầu được thực hiện dựa trên các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc cạnh tranh: Cấm mọi hành vi hạn chế cạnh tranh, móc nối, hối lộ trong đấu thầu. Đảm bảo tất cả các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm đều có cơ hội tham gia đấu thầu thể hiện qua Điều 6 Luật Đấu thầu.
- Nguyên tắc công khai, minh bạch: Nguyên tắc này được thể hiện xuyên suốt tại Luật Đấu thầu. Mọi thông tin về hoạt động đấu thầu đều được công khai trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu thầu và các kênh thông tin khác. Đảm bảo các nhà thầu có quyền tiếp cận thông tin về gói thầu và được giải đáp thắc mắc liên quan đến gói thầu.
- Nguyên tắc khách quan, công bằng: Việc lựa chọn nhà thầu được thực hiện dựa trên các tiêu chí đánh giá khách quan, công bằng, không phân biệt đối xử giữa các nhà thầu được thể hiện tại khoản 12 Điều 4 Luật Đấu thầu.
- Nguyên tắc hiệu quả được thể hiện Điều 2, Điều 3 Luật Đấu thầu, lựa chọn nhà thầu có khả năng thực hiện hợp đồng với giá cả hợp lý, chất lượng tốt nhất và thời gian thi công nhanh nhất.
- Nguyên tắc bảo mật thông tin theo đó, bảo mật thông tin của các nhà thầu theo Điều 223 Luật Thương Mại 2005.
Quy trình tham gia đấu thầu
Hồ sơ
Hồ sơ đấu thầu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế. Nó cung cấp thông tin chi tiết về dự án, gói thầu, đồng thời là căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và bên mời thầu đánh giá, lựa chọn nhà thầu phù hợp.
Theo Điều 30 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, hồ sơ dự thầu bao gồm các giấy tờ cơ bản theo yêu cầu của từng gói thầu trong các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, hồ sơ sẽ bao gồm các nội dung sau:
- Đơn dự thầu (theo mẫu).
- Bản sao hợp lệ các tài liệu pháp lý của doanh nghiệp (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép hoạt động,…).
- Báo cáo tài chính năm gần nhất đã được kiểm toán (nếu có).
- Phương án thực hiện hợp đồng (bao gồm kế hoạch thi công, phương pháp thi công,…).
- Các tài liệu khác theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Trình tự tham gia đấu thầu
Bước 1: Tìm kiếm thông tin về gói thầu và lựa chọn gói thầu:
Doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin về gói thầu trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu thầu, website của bên mời thầu hoặc các kênh thông tin khác. Doanh nghiệp cần đọc kỹ hồ sơ mời thầu để nắm rõ các yêu cầu của bên mời thầu, sau đó đánh giá năng lực và kinh nghiệm của doanh nghiệp để quyết định có nên tham gia dự thầu.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ dự thầu:
Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ dự thầu đầy đủ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Các tài liệu trong hồ sơ dự thầu phải được sao y hợp lệ và đóng dấu treo của doanh nghiệp.
Bước 3: Nộp hồ sơ dự thầu:
Doanh nghiệp nộp hồ sơ dự thầu đúng thời hạn và địa điểm quy định trong hồ sơ mời thầu.
Bước 4: Mở thầu:
Bên mời thầu sẽ tổ chức mở thầu theo Điều 224 đến Điều 226 Luật Thương mại. Theo đó các nhà thầu dự thầu có quyền tham dự hoặc cử đại diện tham dự buổi mở thầu.
Bước 5: Đánh giá hồ sơ dự thầu:
Bên mời thầu sẽ tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu theo các tiêu chí đánh giá được quy định trong hồ sơ mời thầu theo quy định của Điều 227 và Điều 228 Luật Thương Mại 2005. Kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu được công khai trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu thầu.
Bước 6: Lựa chọn nhà thầu và tiến hành ký hợp đồng
Bên mời thầu sẽ lựa chọn nhà thầu có hồ sơ dự thầu đáp ứng tốt nhất các tiêu chí đánh giá. Kết quả lựa chọn nhà thầu được công khai trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu thầu. Bên mời thầu và nhà thầu được lựa chọn sẽ tiến hành ký kết hợp đồng thực hiện gói thầu.
Những lưu ý và kinh nghiệm khi tham gia đấu thầu
Để tham gia đấu thầu hiệu quả và thành công, doanh nghiệp cần lưu ý một số kinh nghiệm sau:
- Thứ nhất, đọc kỹ hồ sơ mời thầu: Doanh nghiệp cần đọc kỹ hồ sơ mời thầu để nắm rõ các yêu cầu của bên mời thầu về năng lực, kinh nghiệm, phương án thực hiện hợp đồng,… Doanh nghiệp cần lưu ý các mốc thời gian quan trọng trong quá trình đấu thầu như thời hạn nộp hồ sơ dự thầu, thời gian mở thầu, thời gian ký kết hợp đồng,…
- Thứ hai, chuẩn bị hồ sơ dự thầu chuyên nghiệp, đầy đủ và chính xác: Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Các tài liệu trong hồ sơ dự thầu phải được sao y hợp lệ và đóng dấu treo của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ lưỡng hồ sơ dự thầu trước khi nộp để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ.
- Thứ ba, nộp hồ sơ dự thầu đúng thời hạn và địa điểm: Doanh nghiệp cần nộp hồ sơ dự thầu đúng thời hạn và địa điểm quy định trong hồ sơ mời thầu. Doanh nghiệp cần có người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền đến nộp hồ sơ dự thầu và tham gia dự thầu.
- Thứ tư, tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh: Doanh nghiệp cần tìm hiểu về năng lực, kinh nghiệm của các đối thủ cạnh tranh. Từ đó doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược dự thầu phù hợp để cạnh tranh với các đối thủ khác.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tuân thủ pháp luật: Doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu.
- Cạnh tranh công bằng: Doanh nghiệp cần cạnh tranh công bằng trong các hoạt động đấu thầu.
- Tránh hối lộ và tham nhũng: Doanh nghiệp cần tránh các hành vi hối lộ và tham nhũng trong các hoạt động đấu thầu.
Luật sư tư vấn thủ tục tham gia đấu thầu
Luật sư tư vấn luật đấu thầu
Thị trường đấu thầu ngày càng cạnh tranh với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có chiến lược dự thầu hiệu quả để nâng cao khả năng cạnh tranh và trúng thầu. Doanh nghiệp không chuyên sâu về luật có thể gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu và áp dụng luật đấu thầu, dẫn đến sai sót trong hồ sơ dự thầu và ảnh hưởng đến khả năng trúng thầu. Chính vì thế, doanh nghiệp cần sử dụng dịch vụ tư vấn đấu thầu của các công ty luật uy tín.
Dịch vụ tư vấn đấu thầu của công ty Luật Kiến Việt sẽ cung cấp cho khách hàng bao gồm:
- Tư vấn, giải đáp các thắc mắc về luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Hướng dẫn doanh nghiệp lựa chọn phương thức đấu thầu phù hợp.
- Tư vấn về hồ sơ dự thầu và các yêu cầu của bên mời thầu.
- Soạn thảo hồ sơ dự thầu đầy đủ, hợp lệ theo quy định của pháp luật.
- Hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho hồ sơ dự thầu.
- Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ dự thầu và tham dự buổi mở thầu.
- Giải đáp các thắc mắc của bên mời thầu liên quan đến hồ sơ dự thầu của doanh nghiệp.
- Theo dõi kết quả lựa chọn nhà thầu và thông báo cho doanh nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết tranh chấp sau đấu thầu
Với những thông tin được trình bày, công ty Luật Kiến Việt hy vọng quý khách có thêm sự hiểu biết về đấu thầu và các vấn đề liên quan đấu thầu. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào về thủ tục tham gia đấu thầu, đừng ngần ngại liên hệ số hotline 0386 579 303 của Luật Kiến Việt, để được luật sư Luật sư tư vấn luật đấu thầu luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của quý khách.