Các hình thức đấu thầu phổ biến mới nhất theo quy định hiện nay

Các hình thức đấu thầu hiện nay đóng vai trò quan trọng trong quá trình lựa chọn nhà thầu cho các dự án công và tư nhân. Tùy thuộc vào quy mô và tính chất của từng dự án, các tổ chức có thể áp dụng các hình thức như đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, hoặc chỉ định thầu… để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả. Việc nắm vững đặc điểm của từng hình thức đấu thầu giúp  chọn lựa được nhà thầu phù hợp nhất.

Các hình thức đấu thầu

Các hình thức đấu thầu

Quy định chung về đấu thầu

Theo khoản 8 Điều 4 Luật đấu thầu 2023, Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết, thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, lựa chọn nhà đầu tư để ký kết, thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh trên cơ sở:

  • Bảo đảm cạnh tranh;
  • Công bằng, minh bạch;
  • Hiệu quả kinh tế;
  • Trách nhiệm giải trình.

Đây là một cơ chế cạnh tranh công bằng, minh bạch nhằm chọn ra nhà thầu có năng lực và giá cả phù hợp nhất.

Đấu thầu không chỉ là một phương thức để đảm bảo tính công khai và cạnh tranh trong việc lựa chọn nhà thầu, mà còn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi phí và chất lượng công việc.

Các hình thức đấu thầu theo quy định hiện hành

Căn cứ theo Điều 20 Luật Đấu thầu 2023, có 9 hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm:

Đấu thầu rộng rãi

  • Là hình thức đấu thầu mà bất kỳ nhà thầu nào cũng có thể tham gia. Đây là hình thức đấu thầu công khai, đảm bảo tính cạnh tranh cao, là hình thức phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong các dự án lớn..
  • Đấu thầu rộng rãi được áp dụng đối với tất cả các gói thầu, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 và 29 của Luật đấu thầu 2023.

Đấu thầu hạn chế

  • Đấu thầu hạn chế là hình thức lựa chọn nhà thầu trong đó chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu được mời tham dự thầu.
  • Được áp dụng trong các trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu hoặc trường hợp nhà tài trợ vốn cho dự án, gói thầu có yêu cầu đấu thầu hạn chế trong điều ước quốc tế, thỏa thuận vay nước ngoài.

Chỉ định thầu

Nhà thầu được chỉ định trực tiếp mà không cần qua quá trình lựa chọn, thường áp dụng trong trường hợp cấp bách hoặc khi chỉ có một nhà thầu có khả năng thực hiện gói thầu.

Chào hàng cạnh tranh

Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
  • Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
  • Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt;
  • Gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp.

Mua sắm trực tiếp

Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc dự án, dự toán mua sắm của cùng một chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư khác và đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật đấu thầu 2023.

Tự thực hiện

Chủ đầu tư trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu được tự thực hiện gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động hoặc ngành, nghề kinh doanh phù hợp với yêu cầu của gói thầu;
  • Có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu;
  • Có phương án khả thi huy động nhân sự, máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu.

Tham gia thực hiện cộng đồng

Hình thức tham gia thực hiện của cộng đồng là hình thức đấu thầu do cư dân, tổ hoặc tổ chức, nhóm thợ tại địa phương có đủ năng lực thực hiện toàn bộ hoặc một phần gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công mà Nhà nước và Nhân dân cùng làm có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng.

Đàm phán giá;

Đàm phán được áp dụng đối các gói thầu sau đây:

  • Gói thầu mua biệt dược gốc và các loại sinh phẩm tham chiếu;
  • Gói thầu mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm đặc thù chỉ có 1 hoặc 2 nhà sản xuất.

Bộ trưởng Bộ Y tế là cơ quan quyết định việc áp dụng hình thức đấu thầu đàm phán giá đối với trường hợp ban hành danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm và quy trình, thủ tục đấu thầu.

Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt.

Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt là hình thức đấu thầu trong đó các gói thầu không được lựa chọn theo các phương thức trên, bao gồm:

  • Gói thầu mua thuốc, vắc xin trong quá trình thử nghiệm, có yêu cầu đặc thù của nhà sản xuất về điều kiện mua, thanh toán, bảo lãnh, bảo đảm và điều kiện khác trong quá trình thực hiện hợp đồng;
  • Gói thầu mua thuốc, vắc xin, thiết bị y tế thông qua các tổ chức quốc tế;
  • Gói thầu có yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, biên giới lãnh thổ;
  • Lựa chọn luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước Việt Nam, cơ quan nhà nước tại cơ quan tài phán nước ngoài hoặc quốc tế;
  • Gói thầu về đào tạo chuyên sâu cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập do cơ sở đào tạo nước ngoài trực tiếp thực hiện tại nước ngoài; mua vé máy bay cho đoàn đi công tác trong nước và quốc tế; gói thầu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành đặc thù cho cán bộ, công chức do cần thiết phải mời cơ quan, đơn vị có thẩm quyền hoặc có chức năng, nhiệm vụ đào tạo chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền giao;
  • Gói thầu thực hiện nhiệm vụ chính trị do Đảng và Nhà nước giao, bao gồm: tuyên truyền trên báo in, báo điện tử, đài phát thanh, truyền hình và phương tiện thông tin đại chúng khác trong trường hợp cơ quan, đơn vị được giao kinh phí tuyên truyền trực tiếp ký hợp đồng với các cơ quan này để thực hiện; tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt; hợp tác sản xuất phim;
  • Gói thầu sản xuất và lắp đặt sân khấu phục vụ sản xuất chương trình phát sóng gắn liền với ý tưởng thực hiện; thuê địa điểm để tổ chức sản xuất, ghi hình chương trình mang tính nghệ thuật cao;
  • Gói thầu cung cấp dịch vụ in ấn, cung cấp tem, biên lai, niêm phong theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, hải quan; gói thầu mua chó nghiệp vụ, đào tạo chó nghiệp vụ, mua ma túy, chất nổ, mẫu tẩm nguồn hơi ma túy, chất nổ để huấn luyện chó nghiệp vụ;.

So sánh ưu nhược điểm của các hình thức đấu thầu

Bảng dưới đây sẽ cung cấp cái nhìn tổng quát về các ưu điểm và nhược điểm của từng hình thức đấu thầu.

Hình thức đấu thầu Ưu điểm Nhược điểm
1. Đấu thầu rộng rãi – Minh bạch, công khai thông tin.

– Thu hút nhiều nhà thầu tham gia, đảm bảo cạnh tranh.

– Quy trình phức tạp, thời gian kéo dài.

– Tốn kém chi phí tổ chức và giám sát.

2. Đấu thầu hạn chế – Dễ dàng kiểm soát chất lượng nhà thầu.

– Phù hợp với dự án yêu cầu kỹ thuật cao.

– Hạn chế tính cạnh tranh.

– Có thể dẫn đến việc lựa chọn nhà thầu không tối ưu về giá cả.

3. Chỉ định thầu – Tiết kiệm thời gian, phù hợp với trường hợp cấp bách.

– Giảm thiểu thủ tục hành chính.

– Giảm tính cạnh tranh, dễ dẫn đến tiêu cực, thiếu minh bạch.

– Khó kiểm soát chất lượng nếu không có giám sát chặt chẽ.

4. Mua sắm trực tiếp – Rút ngắn thời gian mua sắm, giảm thiểu thủ tục hành chính.

– Thực hiện nhanh các hợp đồng tương tự đã có trước đó.

– Giới hạn trong các hợp đồng đã thực hiện trước đó, không phù hợp cho các dự án mới.

– Dễ bỏ qua cơ hội tìm kiếm nhà thầu tốt hơn.

5. Tự thực hiện – Đảm bảo tính chủ động trong thi công, quản lý dự án.

– Tiết kiệm chi phí thuê nhà thầu ngoài.

– Yêu cầu năng lực quản lý và kỹ thuật cao của đơn vị thực hiện.

– Có thể thiếu kinh nghiệm chuyên sâu, dẫn đến chất lượng không đảm bảo.

6. Tham gia thực hiện của cộng đồng – Tăng cường sự tham gia của cộng đồng, tạo sự đồng thuận.

– Tiết kiệm chi phí quản lý, giám sát.

– Khó kiểm soát chất lượng và tiến độ công việc.

– Cộng đồng không phải lúc nào cũng có đủ năng lực kỹ thuật và quản lý.

7. Đàm phán trực tiếp Linh hoạt trong quá trình thương thảo, đảm bảo các yêu cầu riêng biệt của dự án. – Dễ dẫn đến thiếu minh bạch trong quá trình đàm phán.

– Không đảm bảo tính cạnh tranh về giá.

8. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt – Phù hợp với các dự án đặc thù, yêu cầu kỹ thuật cao, không phổ biến.

– Giảm thiểu thủ tục phức tạp trong việc đấu thầu.

– Dễ phát sinh tiêu cực, thiếu minh bạch nếu không có giám sát chặt chẽ.

– Khó kiểm soát giá trị thực của hợp đồng.

9. Chào hàng cạnh tranh – Đơn giản hóa thủ tục, thời gian nhanh chóng.

– Phù hợp với các dự án nhỏ, giá trị thấp.

– Hạn chế sự cạnh tranh nếu không có quy trình quản lý rõ ràng.

– Khó khăn trong kiểm soát chất lượng và lựa chọn nhà thầu.

 

Những điểm nổi bật của Luật đấu thầu 2023

Luật Đấu thầu 2023 đã có hiệu lực từ 01/01/2024 mang nhiều cải tiến so với Luật Đấu thầu 2013, tập trung vào tăng cường minh bạch và công bằng. Các điểm nổi bật gồm:

  • Thông tin đấu thầu được công khai trên Hệ thống Mạng đấu thầu Quốc gia, giúp nhà thầu tiếp cận dễ dàng.
  • Thúc đẩy đấu thầu điện tử, giảm thủ tục hành chính và rủi ro gian lận.
  • Mở rộng phạm vi điều chỉnh bằng cách áp dụng cho cả vốn tư nhân và nhà nước nhằm tăng tính cạnh tranh.
  • Quy định về xử lý kiến nghị, bảo vệ quyền lợi nhà thầu.
  • Nâng cao tiêu chí đánh giá nhà thầu để đảm bảo năng lực thực tế.

Tìm hiểu Các hình thức đấu thầu phổ biến mới nhất theo quy định hiện nay, So sánh ưu nhược điểm của các hình thức đấu thầu, Thủ tục tham gia đấu thầu

Thủ tục tham gia đấu thầu

Thủ tục tham gia đấu thầu 

Quy trình tham gia đấu thầu bao gồm nhiều bước cụ thể, được quy định bởi Luật Đấu thầu 2023 và các văn bản pháp luật liên quan, bao gồm các bước cơ bản:

  1. Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ dự thầu theo hồ sơ, thông tin mời thầu.
  2. Bước 2: Nộp hồ sơ dự thầu.
  3. Bước 3: Bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu.
  4. Bước 4: Xét duyệt và công bố kết quả đấu thầu.

Dịch vụ luật sư tư vấn hình thức đấu thầu

Luật sư tư vấn lựa chọn hình thức đấu thầu

Luật sư tư vấn lựa chọn hình thức đấu thầu

Để đảm bảo quyền lợi và đạt được hiệu quả cao nhất khi tham gia đấu thầu, các doanh nghiệp và tổ chức nên tìm đến sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn đấu thầu. Dịch vụ tư vấn sẽ hỗ trợ bạn trong các vấn đề sau:

  • Tư vấn lựa chọn hình thức đấu thầu phù hợp.
  • Tư vấn về các quy định pháp luật liên quan.
  • Soạn thảo các văn bản pháp lý.
  • Hướng dẫn quy trình tổ chức đấu thầu chi tiết.
  • Thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết.

Lựa chọn được phương thức đấu thầu và quy trình pháp lý phù hợp sẽ giúp tìm được bên trúng thầu có năng lực thực hiện công việc, dự án với mức chi phí hợp lý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc cần tư vấn luật đấu thầu cụ thể về các thủ tục đấu thầu, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0386579303 để được hỗ trợ chuyên nghiệp.

Một số bài viết liên quan có thể bạn đọc quan tâm:

Scores: 4.6 (16 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 659 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *