Vàng là một tài sản có giá trị cao, thường được sử dụng để bảo đảm cho các khoản vay. Tuy nhiên, cho vay vàng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không được thực hiện đúng quy trình và thủ tục. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những lưu ý quan trọng khi cho vay tài sản là vàng bao gồm hình thức cho vay, lãi suất, thời hạn trả, giá trị vay, hợp đồng vay.. sẽ được trình bày cụ thể qua nội dung bên dưới.
Thực tế tình trạng cho vay bằng vàng
Thực tế, nhiều trường hợp do có mối quan hệ thân thiết, quen biết trong gia đình hoặc bạn bè thường xảy ra giao dịch cho vay bằng vàng. Khi cho vay thường không có thỏa thuận kỹ lưỡng, rõ ràng về thời điểm, lãi suất khi trả tính từ thời điểm nào hay trả lãi bằng gì, hơn nữa do vàng là vật có biến động về giá có thể tăng hoặc giảm tùy từng thời điểm, phụ thuộc vào nhiều yếu tố cho nên việc tính lãi suất đối với vàng là rất khó khăn. Do vậy, dẫn đến nhiều vụ việc tranh chấp, kiện tụng xảy ra, gây mất tình cảm, sự tin tưởng trong mối quan hệ với nhau.
Quy định lãi suất cho vay bằng vàng như thế nào?
Có nên cho vay bằng vàng hay không?
Hợp đồng vay vàng không có thỏa thuận lãi
Căn cứ tính lãi
Đối với trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì theo Khoản 4 Điều 466Bộ luật Dân sự 2015 quy định bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP cũng quy định đối với hợp đồng vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì theo yêu cầu của bên cho vay, Tòa án xác định bên vay phải trả tiền lãi trên nợ gốc quá hạn theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 trên số tiền chậm trả tại thời điểm trả nợ tương ứng với thời gian chậm trả nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả | = | nợ gốc quá hạn chưa trả | x | lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại thời điểm trả nợ (10%/năm) | x | thời gian chậm trả nợ gốc |
Thời điểm bắt đầu tính lãi
Tương tự với trường hợp hợp đồng vay có thỏa thuận lãi, thời điểm tính lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bắt đầu từ ngày bên vay chậm trả nợ gốc. Ví dụ các bên thỏa thuận thời hạn thanh toán là ngày 15/5/2020 nhưng đến ngày 15/8/2020 bên vay mới thanh toán thì bên vay phải trả thêm cho bên cho vay một khoản lãi trên nợ gốc quá hạn tính từ ngày 16/5/2020.
Lãi suất vay tiền là như thế nào?
Căn cứ theo điều 468 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất cho vay trong giao dịch dân sự như sau:
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan có quy định khác.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất, khi đó lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định là không quá 10%/năm.