Phân biệt hợp đồng lao động và hợp đồng cung ứng dịch vụ

Trong quan hệ mà một người làm công cho người khác và nhận tiền thù lao rất khó để xác định được hợp đồng giữa họ là hợp đồng lao động hay hợp đồng cung ứng dịch vụ. Do đó, Luật Kiến Việt xin gởi đến Quý khánh bài viết về cách phân biệt giữa hợp đồng lao động và hợp đồng cung ứng dịch vụ.

Hợp đồng lao động là gì? 

Theo Điều 13 Bộ Luật lao động 2019 quy định:

Điều 13.1, Bộ luật Lao động 2019 quy định: “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.”

Luật cũng định nghĩa quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể. (Điều 3.5, Bộ luật Lao động 2019). Còn người Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động (Điều 3.1, Bộ luật Lao động 2019). 

>> Xem thêm: Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động

Hợp đồng cung ứng dịch vụ là gì?

Điều 513, Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.”

Điều 3.9, Luật Thương mại 2005 quy định: “Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận”.

So sánh hợp đồng cung ứng dịch vụ và hợp đồng lao động 

Phân biệt hợp đồng lao động và hợp đồng cung ứng dịch vụ

So sánh hợp đồng cung ứng dịch vụ và hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động 

Hợp đồng cung ứng dịch vụ 

Luật điều chỉnh

Bộ luật Lao động 2019 và văn bản hướng dẫn

Luật Thương mại, Bộ luật dân sự

Chủ thể

Người lao động và người sử dụng lao động 

Người cung ứng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ 

Hình thức

Bằng văn bản. 

Chỉ trong trường hợp  đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng thì pháp luật cho phép các bên giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói (Điều 14 Bộ luật Lao động Việt Nam 2019)

Hợp đồng dịch vụ có thể được thiết lập dưới hình thức văn bản, lời nói hoặc hành động cụ thể (Điều 74 Luật thương mại 2005)

Mục đích hợp đồng

Người lao động giao kết hợp đồng lao động để làm việc dưới sự quản lý của người sử dụng lao động và nhận tiền lương. Ngược lại người sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động để thuê mướn lao động làm việc dưới sự quản lý của mình. 

Mỗi bên trong hợp đồng cung ứng dịch vụ thiết lập hợp đồng nhằm mục đích sinh lợi.   

Nội dung trong hợp đồng 

Bộ luật Lao động quy định tại Khoản 1 Điều 21 một hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

c) Công việc và địa điểm làm việc;

d) Thời hạn của hợp đồng lao động;

đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;

g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;

k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

Pháp luật cho phép các bên có quyền tự do thỏa thuận những điều khoản trong hợp đồng cung ứng dịch vụ 

Quan hệ trong hợp đồng

Quan hệ lao động phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Quan hệ thương mại, bên cung ứng dịch vụ thì không nhất thiết phải có nghĩa vụ phải chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của bên sử dụng dịch vụ.  

Luật sư tư vấn về hợp đồng lao động, hợp đồng cung ứng dịch vụ 

Trên đây là bài giới thiệu về những phân biệt giữa hợp đồng lao động hợp đồng cung ứng dịch vụ. Để được tư vấn cụ thể hơn về hợp đồng lao động, hợp đồng cung ứng dịch vụ cũng như pháp luật về hợp đồng nói chung, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt.

Thông tin liên hệ:

Scores: 4 (14 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 521 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *