Phạt vi phạm đối với hợp đồng xây dựng

Hợp đồng giao kết hợp pháp ràng buộc các bên với các nội dung đã thỏa thuận. Để bảo đảm an toàn pháp lý và ràng buộc các bên trong việc thực hiện nghĩa vụ, điều khoản phạt vi phạm là điều khoản hầu như không thể thiếu đối với mọi hợp đồng. Phạt vi phạm đối với hợp đồng xây dựng có những đặc thù riêng so với các loại hợp đồng khác. Trong bài viết này, Luật Kiến Việt xin giới thiệu đến Qúy khách các vấn đề pháp lý về phạt vi phạm trong hợp đồng xây dựng.

Phạt vi phạm hợp đồng xây dựng

>>Xem thêm: Phạt vi phạm hợp đồng như thế nào?

Phạt vi phạm hợp đồng xây dựng là gì?

Theo Điều 418 Bộ luật dân sự 2015, phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

Theo Điều 138 Luật Xây dựng 2014, hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Như vậy, dưới góc độ pháp luật Việt Nam, phạt vi phạm là một chế tài trong hợp đồng xây dựng với mục đích răn đe, bảo đảm cho việc thực hiện cam kết giữa các bên.

Mức phạt vi phạm đối với hợp đồng xây dựng là bao nhiêu?

Trong quan hệ hợp đồng, các bên được quyền đưa vào hợp đồng chế tài phạt vi phạm và ấn định một mức mà mình mong muốn. Tuy nhiên, đối với một số loại hợp đồng, pháp luật có những khống chế nhất định đối với mức phạt này. Theo Điều 146 Luật Xây dựng 2014, đối với công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.

Như vậy, có hai loại hợp đồng xây dựng mà mức phạt vi phạm hợp đồng được luật khống chế, cụ thể là không được vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm là hợp đồng đối với “công trình sử dụng vốn đầu tư công” và “công trình sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công”.

Theo khoản 22 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019, vốn đầu tư công bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật. Vốn nhà nước ngoài đầu tư công được hiểu là các loại vốn nhà nước (xem tại Luật Đấu thầu 2013) nhưng không bao gồm vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật.

Như vậy, khi thoả thuận về phạt vi phạm trong hợp đồng xây dựng, các bên trong hợp đồng đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công và công trình sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công cần cân nhắc để ấn định mức phạt phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu các bên tự do ấn định mức phạt chênh lệch so với mức phạt đã được quy định thì phần vượt quá đó sẽ không được công nhận.

>> Có thể bạn quan tâm: Hoãn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ

Mức phạt vi phạm hợp đồng xây dựng

Khi nào thoả thuận phạt vi phạm hợp đồng xây dựng bị vô hiệu?

Luật Xây dựng cũng như các văn bản khác có liên quan không quy định trường hợp hợp đồng xây dựng nói chung hay thoả thuận phạt vi phạm hợp đồng xây dựng nói riêng bị vô hiệu. Do đó, để vô hiệu hợp đồng xây dựng hay thoả thuận phạt vi phạm trong hợp đồng này, ta sẽ xem xét quy định chung về hợp đồng tại Bộ luật dân sự 2015.

Theo Bộ luật dân sự 2015, có các yếu tố để xem xét một thoả thuận vô hiệu:

(i) Năng lực chủ thể không phù hợp;

(ii) Chủ thể giao kết hợp đồng không hoàn toàn tự nguyện;

(iii) Mục đích, nội dung hợp đồng vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội;

(iv) Hợp đồng giả tạo;

(v) Hợp đồng giao kết do nhầm lẫn;

(vi) Có sự lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;

(vii) Hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được;

(viii) Hình thức hợp đồng không đúng quy định pháp luật.

Như vậy, thoả thuận phạt vi phạm trong hợp đồng xây dựng có thể bị vô hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp trên.

Dịch vụ tư vấn phạt vi phạm hợp đồng xây dựng của Luật Kiến Việt

Trên đây là bài giới thiệu về phạt vi phạm hợp đồng xây dựng. Qúy khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Luật Kiến Việt để được tư vấn cụ thể về phạt vi phạm hợp đồng xây dựng nói riêng, cũng như các vấn đề:

  • Áp dụng sự kiện bất khả kháng và hoàn cảnh thay đổi cơ bản do ảnh hưởng của dịch Covid19;
  • Quy định pháp luật về ngôn ngữ của hợp đồng;
  • Nội dung hợp đồng môi giới bất động sản;
  • Hợp đồng ủy quyền nhà đất;

Thông tin liên hệ:

  • Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/
  • Liên hệ qua điện thoại: 0386579303·       
  • Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com
  • Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Scores: 4.3 (18 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 526 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *