Quy định pháp luật về hợp đồng đặt cọc thuê nhà

Hợp đồng thuê nhà được đặt ra khi các bên tiến hành việc thuê mướn nhà. Việc đặt cọc không chỉ hướng đến mục đích là giao kết hợp đồng mà còn đảm bảo các bên thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Vậy quy định pháp luật về hợp đồng đặt cọc thuê nhà được quy định cụ thể như thế nào, tất cả sẽ được trả lời trong bài viết dưới đây.

Quy định pháp luật về hợp đồng đặt cọc thuê nhà

Hợp đồng đặt cọc thuê nhà theo quy định pháp luật

Thế nào là hợp đồng đặt cọc thuê nhà?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 ta có thể hiểu hợp đồng đặt cọc như sau:

●     Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. (Căn cứ theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015).

●    Đặt cọc là việc một bên (bên đặt cọc) giao cho bên kia (bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. (Căn cứ theo Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015).

Từ những quy định trên ta có thể hiểu hợp đồng đặt cọc thuê nhà là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc tài sản đặt cọc để bảo đảm giao kết hợp đồng thuê nhà trong tương lai trong một khoản thời gian cụ thể đã được các bên thỏa thuận.

>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng thuê nhà ở

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng đặt cọc thuê nhà

Điều kiện để hợp đồng đặt cọc thuê nhà có hiệu lực bao gồm: điều kiện về mặt chủ thể, nội dung, hình thức của hợp đồng. Trong đó:

●   Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

●    Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

●   Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

●    Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

Căn cứ theo Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015

Thuê nhà có bắt buộc phải đặt cọc không?

Hợp đồng đặt cọc thuê nhà 

Theo Điều 121 Luật Nhà ở 2014, hợp đồng cho thuê nhà ở phải bao gồm các nội dung sau:

  • Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
  • Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;
  • Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;
  • Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
  •  Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  •  Cam kết của các bên;
  • Các thỏa thuận khác;
  • Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
  • Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
  • Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.

Lưu ý: Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản.

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, đặt cọc không phải là điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng thuê nhà. Người thuê và người cho thuê có quyền thỏa thuận hoặc không thỏa thuận về đặt cọc trong hợp đồng. Việc đặt cọc chỉ nhằm đảm bảo các bên trong hợp đồng thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.

>> Có thể bạn quan tâm: Kinh doanh cho thuê nhà có phải thành lập công ty hay không?

Hợp đồng đặt cọc thuê nhà có bắt buộc công chứng, chứng thực không?

Căn cứ theo Điều 318 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

  • Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
  • Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Theo quy định trên thì pháp luật không đặt ra yêu cầu công chứng chứng thực đối với hợp đồng đặt cọc. Do đó khi thực hiện giao kết hợp đồng, quy khách không cần phải thực hiện bước công chứng chứng thực. Việc công chứng hợp đồng hay không do các bên lựa chọn.

Luật sư tư vấn, soạn thảo hợp đồng đặt cọc thuê nhà

Từ những nội dung bài viết trên, các bạn có thể hình dung về các các quy định pháp luật về hợp đồng đặt cọc thuê nhà, nếu bạn còn thắc mắc vui lòng liên hệ với công ty luật Kiến Việt để được cung cấp thêm thông tin chi tiết, tư vấn cụ thể vấn đề bạn cần giải đáp.

>> Xem thêm: Pháp luật doanh nghiệp và thương mại

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

Scores: 4.1 (19 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 509 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *